Đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung 6 bậc dùng cho Việt Nam có những thay đổi gì?

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 08/9/2021, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 24/2021/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Năm ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Theo đó, tại khoản 2, Điều 1 của Thông tư này đối tượng áp dụng được sửa đổi, bổ sung như sau: Văn bản này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học; các Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); các đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ; các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (đơn vị tổ chức thi) cũng được Thông tư 24 sửa đổi, bổ sung rất cụ thể hơn nhiều so với Thông tư 23, cụ thể:

Cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ và Văn hóa nước ngoài) hoặc sư phạm tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên), đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ: Được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học - ngoại ngữ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc sở GDĐT (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) quyết định thành lập: Được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông). Đặc biệt, các trường cao đẳng có đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ tại Thông tư này không còn được nhắc đến tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông).

Tại khoản 3, Điều 1 Thông tư 24 sửa đổi, bổ sung nhiều vấn đề về yêu cầu để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (Điều 5 Thông tư 23): Thông tư mới sửa đổi không còn đề cập đến bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng đánh giá năng lực ngoại ngữ. Bên cạnh đó Thông tư mới cũng bổ cung thêm yêu cầu đối với đội ngũ làm công tác thi phải là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức hoặc người lao động đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động. Đối với yêu cầu về điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho công tác tổ chức thi về cơ bản giống nhau, tuy nhiên Thông tư 24 không còn yêu cầu phải có môi trường sư phạm, an toàn cho công tác tổ chức thi giống như Thông tư 23. Về trang trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về cuộc thi taij Thông tư 24 có quy định chi tiết và đầy đủ hơn Thông tư 23. Ngoài ra, Thông tư 24 còn quy định thêm về khu vực dự thi phải đảm bảo các yêu cầu về an ninh, an toàn cho cuộc thi cũng như thí sinh dự thi.

Ngoài ra, theo Thông tư 24 đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ phải có ngân hàng câu hỏi thi và đề thi được xây dựng từ ngân hàng câu hỏi thi đáp ứng quy định; ngân hàng câu hỏi thi được quản lý bằng phần mềm bảo đảm các yêu cầu về bảo mật; phân quyền trong sử dụng và phải đáp ứng yêu cầu sau:

Trước hết: từ ngày 01/7/2022, số lượng đề thi tương đương nhau tại một thời điểm đối với định dạng đề thi dành cho học sinh tiểu học, THCS, THPT đối với môn Tiếng Anh phải có ít nhất 50 đề thi, đối với mỗi môn Ngoại ngữ khác phải có ít nhất 30 đề thi, trong đó số lượng các câu hỏi thi trùng nhau giữa các đề thi không quá 10%.

Bên cạnh đó, từ ngày 01/7/2022, số lượng đề thi tương đương nhau tại một thời điểm đối với định dạng đề thi dành cho các đối tượng khác (trừ học sinh tiểu học, THCS, THPT) đối với môn Tiếng Anh phải có ít nhất 70 đề thi, đối với mỗi môn Ngoại ngữ khác phải có ít nhất 30 đề thi, trong đó số lượng các câu hỏi thi trùng nhau giữa các đề thi không quá 10%.

Hằng năm, các đơn vị phải thực hiện rà soát, điều chỉnh ngân hàng câu hỏi thi và bổ sung tối thiểu 10% số lượng câu hỏi đối với từng kỹ năng.

Bên cạnh đó, thay vì giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh gia năng lực ngoại ngữ cho các đơn vị đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 23. Thì tại Thông tư 24 quy định này đã được sửa đổi, bổ sung như sau: Các đơn vị có nhu cầu tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam xây dựng Đề án tổ chức thi và báo cáo Bộ GDĐT (qua Cục Quản lý chất lượng) để kiểm tra, xác nhận điều kiện bảo đảm chất lượng tổ chức thi theo yêu cầu quy định tại Điều 5 Quy chế này. Cục Quản lý chất lượng thông báo về việc đủ điều kiện tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ cho đơn vị để triển khai thực hiện Đề án theo quy định của Quy chế này.

Ngoài ra, Thông tư 24 cũng sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản tại Điều 10, 11, 12, 21, 28, 30. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 10 năm 2021.

Chi tiết văn bản xem tại đây!

N.T.A

Average (0 Votes)

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

User Online: 18,399
Total visited in day: 9,839
Total visited in Week: 36,807
Total visited in month: 591,744
Total visited in year: 3,542,519
Total visited: 16,687,651