Bộ GDĐT khảo sát các hoạt động phát triển văn hóa đọc tại tỉnh Bắc Giang

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Thực hiện Kế hoạch số 592/KH-BGDĐT ngày 10/4/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc Khảo sát, nghiên cứu đánh giá các hoạt động phát triển văn hóa đọc, đề xuất giải pháp quản lý đối với phương thức học tập tự học và văn hóa đọc đối với các chương trình giáo dục thường xuyên, trong các ngày 29,30/8/2023, Đoàn công tác của Bộ GDĐT do đồng chí Vũ Thị Tú Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên– Bộ GDĐT là trưởng đoàn cùng các thành viên đã tiến hành khảo sát các hoạt động phát triển văn hóa đọc tại tỉnh Bắc Giang.

Ngày 29/8/2023, đoàn công tác tiến khảo sát tại trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên, thành phố Bắc Giang và thư viện cộng đồng xã Song Khê do cụ Đào Quang Huy xây dựng.

Đoàn công tác khảo sát tại thư viện cộng đồng xã Song Khê

Sau hoạt động khảo sát cụ thể tại một số đơn vị, sáng ngày 30/8/2023, Sở GDĐT đã tổ chức Hội nghị tạo đàm về các hoạt động phát triển văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh với sự tham gia của Đoàn công tác Bộ GDĐT; đại diện lãnh đạo Sở GDĐT; đại diện lãnh đạo Thư viện tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên các phòng GDTrH-GDTX, GDTH-CCTT; đại diện lãnh đạo, chuyên viên phòng GDĐT các huyện, thành phố phụ trách văn hóa đọc; đại diện lãnh đạo trung tâm GDNN-GDTX các huyện, Trung tâm GDTX-Ngoại ngữ, tin học tỉnh; Đại diện lãnh đạo các trường: phổ thông DTNT tỉnh, phổ thông DTNT huyện Sơn Động, phổ thông DTNT huyện Lục Ngạn và các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Vũ Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ GDTX, Bộ GDĐT và đồng chí Nguyễn Văn Thêm - Phó Giám đốc Sở GDĐT chủ trì Hội nghị

Theo báo cáo tại Hội nghị, tỉnh Bắc Giang đã quan tâm bố trí, đầu tư xây dựng thư viện tại 760/760 cơ sở giáo dục, đào tạo; 209/209 trung tâm học tập cộng đồng với số lượng đầu sách lớn và được bổ sung thường xuyên với các hình thức tổ chức đa dang, phong phú. Sở GDĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo thực hiện nghiêm túc Dự án thư viện Room to Read tại các trường tiểu học; kiện toàn mạng lưới thư viện trường học, đổi mới các hoạt động thư viện; xây dựng thói quen và trang bị kỹ năng và phương pháp đọc hiệu quả cho học sinh. Sở GDĐT đã phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tỉnh Đoàn chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức đa dạng các hoạt động xây dựng, phát triển văn hóa đọc như: Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam (21/4), tổ chức các Hội chợ sách, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc…. 100% các cơ sở giáo dục, đào tạo đã phát động phong trào đọc sách tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong đơn vị; tổ chức đa dạng các hoạt động đọc sách, giới thiệu sách, hướng dẫn kĩ năng tìm kiếm thông tin và lựa chọn sách phù hợp tâm lý lứa tuổi và và mục tiêu giáo dục. Các đơn vị cũng tổ chức tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng, phát triển văn hóa đọc tại đơn vị. Từ đó góp phần lan tỏa tình yêu đọc sách và ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong việc góp phần phát triển văn hóa đọc, rèn kĩ năng đọc và học tập suốt đời.

Các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh cũng tăng cường nâng cao chất lượng, đẩy mạnh các hoạt động đọc phục vụ nhu cầu học tập suốt đời trong các trung tâm. Mở các lớp hướng dẫn về kĩ năng, phương pháp đọc, phổ biến kinh nghiệm đọc sách cho người dân địa phương.

Thư viện cộng đồng phường Thọ Xương, TP Bắc Giang

Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng ghi nhận, hoạt động phát triển văn hóa đọc cũng còn một số khó khăn, hạn chế: cơ sở vật chất của một số thư viện chưa đảm bảo (diện tích nhỏ, thiếu bàn ghế…), sách báo, tài liệu chưa phong phú, chưa phù hợp với nhu cầu của người đọc; hoạt động thư viện của một số trường học chưa đổi mới để thu hút đông đảo giáo viên và học sinh; một số nhân viên thư viện chưa được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên, phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Một số cơ sở giáo dục chưa đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tổ chức các hoạt động đọc sách; chưa tích cực động viên, khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động phát triển văn hóa đọc. Các trung tâm học tập cộng đồng gần như không triển khai được cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc"…

Tham dự Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ những cách làm hay, những điển hình tiêu biểu về các hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc trong mỗi đơn vị: từ cách phát động văn hóa đọc, giới thiệu sách; cách thức khuyến khích, động viên học sinh tích cực tổ chức cuộc thi tìm kiếm Đại sứ văn hóa đọc liên trường, cách xây dựng thư viện và bồi dưỡng nhân viên thư viện; giải pháp giúp đỡ những học sinh "lười đọc"…

Cán bộ quản lý các đơn vị chia sẻ tại Hội nghị

Sau khi nghe báo cáo và ý kiến chia sẻ của các đại biểu tại Hội Nghị, các thành viên Đoàn công tác của Bộ GDĐT cũng chia sẻ, tham vấn những vấn đề mang tính chất định hướng căn bản nhằm mục đích giúp các đơn vị tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng văn hóa đọc từ đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa đọc đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh đến việc khai thác, tận dụng nguồn dữ liệu số, việc xây dựng thư viện đạt chuẩn tiên tiến, mở rộng không gian đọc…

Thành viên Đoàn công tác của Bộ trao đổi tại Hội nghị

Những cách làm hay được các đại biểu chia sẻ tại Hội nghị sẽ được nhân rộng góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng văn hóa đọc trên địa bàn toàn tỉnh. Sách mang lại cho chúng ta nguồn kiến thức vô tận, đọc một quyển sách - một thế giới mới như được mở ra với vô số điều mà con người khao khát được khám phá. Phát triển văn hóa đọc sẽ giúp phát triển năng lực tự học tập, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam.

Một số hình ảnh phát triển văn hóa đọc tại các đơn vị:

Ngụy Thị Bình, Phòng GDTrH&GDTX

Average (0 Votes)

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

User Online: 11,664
Total visited in day: 13,193
Total visited in Week: 114,558
Total visited in month: 513,921
Total visited in year: 3,464,696
Total visited: 16,609,828