Cần hoạt động để sáng tạo và đổi mới từ những việc làm đơn giản

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, tạo nhiều không gian cho học sinh được giao lưu, rèn luyện và bổ sung những kỹ năng sống cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, xuất phát từ các trò chơi, chương trình thực tế trên truyền hình, những ý tưởng mới lạ được chia sẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng, căn cứ điều kiện cụ thể của trường, thầy và trò trường THPT Yên Dũng số 2 đã mạnh dạn áp dụng một số mô hình đó vào các hoạt động giáo dục của mình và bước đầu phát huy kết quả tích cực.
Trước tiên, xuất phát từ ý tưởng chương trình “Cuộc đua kỳ thú” được phát sóng trên VTV, sau nhiều thời gian tìm hiểu, suy nghĩ về cách thức tổ chức, triển khai và áp dụng cho hoạt động gì, quan trọng nhất, ý tưởng đó sẽ đạt được những mục mục tiêu, hiệu quả nào mà nhà trường đang hướng tới?... Trong đó, việc dạy và học môn tiếng Anh đang là nhiệm vụ đòi hỏi không chỉ của riêng tổ bộ môn, mỗi giáo viên mà cả đội ngũ cán bộ quản lý cũng luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn này, đồng thời gắn với các hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường?

Sau nhiều thời gian để tâm, suy nghĩ, một số thầy cô trong trường đã rất sáng tạo khi kết hợp các môn văn hóa với bộ môn Tiếng Anh, tổ chức thành một hoạt động ngoại khóa thú vị dành cho các em, đáp ứng được các vấn đề đặt ra.

Đi đầu trong phong trào này là thầy Nguyễn Vinh Quang, giáo viên môn Địa lý. Trong tháng 9 vừa qua, thầy đã lên ý tưởng ban đầu, cùng cô giáo Hoàng Thị Minh Thu - giáo viên Tiếng Anh trong trường thí điểm tổ chức trò chơi kiểm tra kiến thức về Địa lý bằng ngôn ngữ Tiếng Anh cho một lớp 12 trong trường. Cũng như “Cuộc đua kỳ thú”, trò chơi được chia thành nhiều vòng, học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm được giao các gói câu hỏi khác nhau, đáp án của mỗi vòng tùy theo ý định của người tổ chức, có thể là một địa điểm nào đó trong trường (Phòng Hội đồng, Văn phòng Đoàn, Căng tin...) hoặc một thầy cô nào đó đang nắm giữ gói câu hỏi tiếp theo... Học sinh phải tìm ra đáp án đúng mới đến được các địa điểm tiếp theo để đi tới đích. Nhóm nào giải đúng toàn bộ các câu hỏi và về đích trước tiên sẽ giành chiến thắng. Khác hẳn các giờ học bình thường, khi tham gia vào trò chơi có tính chất ganh đua này, này tất cả thành viên trong các nhóm đều rất hào hứng, say mê và tập trung để tìm ra đáp án.
Các nhóm đang tập trung để "chạy đua" và cùng "chiến thắng".
Quan sát hoạt động có thể thấy các em rất thoải mái, tự tin, biết hợp tác với nhau, vận dụng kiến thức các môn đã học, đặc biệt là Ngoại ngữ và Địa lý, từ đó mỗi học sinh thêm khắc sâu kiến thức về Địa lý đồng thời lại được mở rộng vốn từ vựng Tiếng Anh cho mình. Không gian giờ học không còn gói gọn trong phạm vi chật hẹp của phòng học, tất cả các học sinh, kể cả các học sinh nhút nhát nhất cũng đều được hoạt động. Không còn ngồi im một cách thụ động tại bàn học như các giờ học thông thường, các em được chạy, đua, khám phá, tìm kiếm... nên vô cùng hứng thú. Hơn nữa, quy mô của hoạt động chỉ trong phạm vi một lớp học, tất cả học sinh đều được tham gia nên hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các chương trình ngoại khóa quy mô lớn. Cô Thu cho biết thêm, nếu thuận lợi tới đây sẽ kết hợp với các bộ môn khác để tổ chức các hoạt động tương tự cho học sinh ở các lớp, khối khác và nhiều môn học khác.

Cũng từ mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức, khả năng tư duy, vận dụng vào thực tiễn... việc tạo không gian để bồi đắp, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho các em hết sức quan quan trọng trong thời đại công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế. Bên cạnh việc duy trì các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm được thành lập để thu hút các em tham gia sinh hoạt như: sách và hành động, võ thuật, thể thao, khiêu vũ... Trong hai năm trở lại đây, thầy và trò nhà trường đã duy trì khá tốt mô hình rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho học sinh với mục tiêu phát triển ngôn ngôn ngữ, trí tuệ, sức tập trung, sự tự tin, kỹ năng chia sẻ, kĩ năng lắng nghe và lắng nghe sâu qua hình thức sinh hoạt “kết nối trao đổi”.

Để tổ chức một buổi kết nối trao đổi cũng khá đơn giản, không gian không cố định (đôi khi là ngay dưới gốc cây, trong phòng học, góc sân trường...). Tại mỗi buổi này, người tổ chức đưa ra chủ đề, yêu cầu từng thành viên chuẩn bị theo chủ đề đó, và tất cả mọi thành viên đều lần lượt trình bày theo chủ đề. Thời gian dành cho một buổi sinh hoạt cũng không quá dài và phải chuẩn bị cầu kì, thường từ 45 đến 90 phút, cũng có thể sau giờ sinh hoạt lớp, sau tiết 4 của buổi học có 4 tiết... cũng có thể là vài phút dành cho giới thiệu sách, chia sẻ, đọc truyện dưới cờ trước toàn trường nhân dịp tập trung toàn trường... điều đặc biệt, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo ban đầu, tất cả các chương trình đều do học sinh tự tổ chức, không cầu kì, không có đánh giá, nhận xét hay chê bai, học sinh năng động cũng như nhút nhát đều phải tham gia...
Các em sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn...
Thay lời kết, trước những mục đích, yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, mỗi nhà giáo, cán bộ quản lý cần không ngừng tự đổi mới, từ nhận thức tới việc làm, từ ý tưởng tới hành động. Có thể không phải là ý tưởng sáng tạo, ý tưởng mới, nhưng nếu ý tưởng đó phát huy hiệu quả thực tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị thì chúng ta luôn cần những hoạt động đó, dù chỉ trong phạm vi một lớp học, một nhà trường. Thay vì thầy cô tổ chức, điều khiển các hoạt động giáo dục, hãy tạo cơ hội cho học trò của mình chủ động hơn, phát huy sức sáng tạo nhiều hơn và mạnh dạn hơn để tự tin bước vào cuộc sống.

CTV
平均 (0 票)

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

User Online: 22,014
Total visited in day: 88
Total visited in Week: 27,056
Total visited in month: 581,993
Total visited in year: 3,532,768
Total visited: 16,677,900