Giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng quá tải, thiếu giáo viên và tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các trường, bộ môn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Nhân Hội nghị Sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2023-2024 của Cụm thi đua số 5 - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), thay mặt Lãnh đạo Sở GDĐT tỉnh Bắc Giang, đồng chí Nguyễn Văn Thêm - Phó Giám đốc Sở đã có tham luận về "Giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng quá tải (số học sinh/lớp, số lớp/trường), thiếu giáo viên và tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các trường, bộ môn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới". Sau đây, Ban Biên tập xin trích dẫn lại toàn văn bài tham luận của đồng chí Lãnh đạo Sơ
Quang cảnh hội nghị

Kính thưa các vị đại biểu! Thưa toàn thể Hội nghị!

Thay mặt Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Bắc Giang, tôi xin phát biểu tham luận về “Giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng quá tải (số học sinh/lớp, số lớp/trường), thiếu giáo viên và tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các trường, bộ môn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới”.

Trong thời gian qua, Bộ GDĐT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm chăm lo đầu tư phát triển sự nghiệp GDĐT của tỉnh, đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, nghị quyết, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để triển khai thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn.

Chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn tiếp tục được duy trì trong tốp đầu cả nước. Tại kỳ thi chọn HSGQG năm học 2023-2024, tỉnh Bắc Giang có 86 giải, trong đó có 04 giải Nhất, 25 giải Nhì, 38 giải Ba và 19 giải KK (tăng 27 giải và 7 bậc so với năm học 2022-2023), xếp thứ 7 trong cả nước về số lượng giải; có 7 HS được tham dự vòng II chọn ĐT quốc tế và khu vực; kết quả cao nhất từ trước đến nay.

 Kết quả phổ cập giáo dục các cấp học được nâng lên, Bắc Giang đạt chuẩn Phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở mức cao nhất[1] (là 1 trong 6 tỉnh dẫn đầu toàn quốc). Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất trường lớp và thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin tiếp tục được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá và hiện đại hoá. Toàn tỉnh tỷ lệ kiên cố hóa đạt 96,4% (cao hơn 11,4% so với trung bình cả nước). Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt 95,1% (tăng 0,2% so kế hoạch tỉnh giao); mức độ 2 đạt 26,5% (tăng 2,5% so kế hoạch tỉnh giao) (Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia toàn quốc là 61,24%).

Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có 30.250 CBQL, GV và nhân viên (NV) các cấp học. Tỉ lệ GV/lớp ở mầm non đạt 1,96; tiểu học đạt 1,4; THCS 2,0; THPT đạt 2,2. Theo Luật Giáo dục 2019, GV có trình độ đào tạo từ đạt chuẩn trở lên là 89,55% (trong đó cấp THPT đạt 100%, THCS đạt 90,95%, Tiểu học đạt 76,33%, Mầm non đạt 99,35%.

Đồng chí Nguyễn Văn Thêm - Phó Giám đốc Sở GDĐT Bắc Giang

Kính thưa các vị đại biểu! Thưa toàn thể Hội nghị!

- Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng quá tải (số học sinh/lớp, số lớp/trường); thiếu giáo viên và tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các trường, bộ môn trên địa bàn tỉnh, nhất là bậc mầm non, tiểu học ở các khu vực thành phố, khu công nghiệp.

- Số giáo viên dạy văn hóa của trung tâm GDNN-GDTX thiếu so quy định (mới đạt tỷ lệ giáo viên/lớp trung tâm GDNN-GDTX là 1,0 GV/lớp; trong nhu cầu tối thiểu cần 1,7 GV/lớp). Một số trường THPT chưa có giáo viên dạy các môn đặc thù như Âm nhạc, Mỹ thuật. Các trường mầm non, Tiểu học, THCS số giáo viên thực tế còn thiếu so số giáo viên được giao năm 2024 (cụ thể: mầm non 1.474 giáo viên, tiểu học 404 giáo viên, THCS 305 giáo viên).

- Nhiều trường, điểm trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở diện tích nhỏ, không đủ diện tích đất để xây dựng phòng học, phòng bộ môn, nhà đa năng, sân tập thể thao riêng biệt cho từng bộ môn để dồn điểm lẻ về điểm chính, tăng quy mô và nâng chuẩn mức độ 2.

Nguyên nhân của tồn tại nêu trên: Do sự gia tăng dân số ở các đô thị nên học sinh ngày càng  tăng, trong khi biên chế giáo viên Trung ương giao hầu như không tăng mà còn phải thực hiện tinh giản biên chế 10%, dẫn đến không đủ tỷ lệ giáo viên để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; không thể tăng lớp hoặc có tăng cũng không được tăng nhiều. Nếu tăng lớp nhiều thì không có GV dạy, không được hợp đồng thêm GV, nếu GV dạy tăng giờ thì cũng không có nguồn để trả tiền thừa giờ. Vì thế các địa phương phải dồn lớp dẫn đến số HS/lớp cao.

Đối với các trường THPT thì không bị quá tải vì chỉ tuyển sinh theo chỉ tiêu được giao (đã cân đối giữa giáo viên và CSVC) nhưng đối với các Trung tâm GDNN-GDTX thì việc quá tải lại xảy ra do học sinh tăng, nhưng thiếu cơ sở vật chất và không có đủ nguồn kinh phí để hợp đồng giáo viên (nguồn ngân sách nhà nước không cấp và học phí thu theo mức cũ nên thấp).

Kính thưa các vị đại biểu! Thưa toàn thể Hội nghị!

Để khắc phục tình trạng trên, Sở GDĐT đã Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1956/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 thành lập Tổ công tác (gồm các Sở KHĐT, Tài chính, Tài nguyên Môi trường, Lao động TB&XH, Nội vụ, Xây dựng) để thực hiện rà soát cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tại các trường THPT và Trung tâm GDNN-GDTX; làm việc với UBND các huyện, thành phố để xác định nhu cầu giáo viên trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các huyện, thành phố đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, giáo viên cho sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn từ nay đến 2030. Trong quá trình rà soát có tính đến việc dồn dịch điểm trường lẻ giai đoạn 2024-203; xác định nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất trường học, đội ngũ giáo viên đáp ứng quy mô dân số, đáp ứng tiêu chí trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Việc đầu tư xây dựng phải tập trung, cuốn chiếu; không đầu tư dàn trải, kéo dài nhiều năm. Các trường, điểm trường đang thiếu diện tích đất theo quy định phải chủ động tham mưu, phối hợp, liên hệ với chính quyền địa phương để làm công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất, xây dựng phương án mở rộng mặt bằng. Các trường khi đề xuất xây mới các hạng mục công trình phải tính đến chuyển đổi chức năng các hạng mục, phòng học đang có để bảo đảm tiết kiệm, sử dụng tối đa công suất, tránh lãng phí.

1. Trên cơ sở rà soát, đề xuất của Tổ công tác, Sở GDĐT đã tham mưu UBND ban hành Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, bố trí giáo viên đến năm 2025 và năm 2030. Với một số nội dung chính:

1.1. Xác định quy mô trường, lớp học sinh đến năm 2030

Giai đoạn 2024-2030 Quy mô Giáo dục Trung học tăng nhanh, các trường THCS, THPT, Trung tâm GDTX tăng 1.219 lớp (578 lớp THCS, 450 lớp THPT và 191 lớp GDTX - GDTX tăng gấp 2 so với hiện tại); tăng 48.538 học sinh.

TT

Bậc học

Năm học 2023-2024

Năm học 2030-2031

So sánh năm học 2030-2031 và 2023-2024

Trường

Lớp

Học sinh

Trường

Lớp

Học sinh

Trường

Lớp

Học sinh

1

Mầm non

252

4.758

128.384

251

4.486

121.639

-1

-272

-6.745

2

Tiểu học

220

5.735

188.522

220

5.324

162.405

0

-411

-26.117

3

THCS

231

3.357

131.214

226

3.935

151.206

-5

578

19.992

4

THPT

49

1.335

56.471

53

1.785

76.365

4

450

19.894

5

Trung tâm

9

196

8.763

9

387

17.415

0

191

8.652

Tổng số

761

15.381

513.354

759

15.917

529.030

-2

536

15.676

1.2. Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đến năm

TT

Bậc học

Mở rộng diện tích đất (ha)

Phòng học văn hóa

Phòng học nghề

Phòng bộ môn

Nhà đa năng

Khối hành chính quản trị

Khối hỗ trợ học tập

Khối phụ trợ

Khối phục vụ sinh hoạt

Khu sân chơi (m2)

Khu sân tập thể thao (m2)

 
 

1

Mầm non

98,5

1968,0

0,0

920,0

0,0

991,0

772,0

0,0

445,0

163133,0

218566,0

 

2

Tiểu học

70,0

1655,0

0,0

1160,0

192,0

897,0

853,0

998,0

900,0

323919,0

206397,0

 

3

THCS

89,2

1718,0

0,0

1241,0

170,0

585,0

515,0

816,0

109,0

205148,0

226948,0

 

4

THPT

19,9

451,0

0,0

467,0

8,0

79,0

107,0

505,0

118,0

32700,0

32040,0

 

5

Trung tâm

14,0

112,3

229,9

101,0

8,0

32,0

44,0

80,0

38,0

11357,0

7528,0

 

Tổng số

291,6

5.904

230

3.889

378

2.584

2.291

2.399

1.610

736.257

691.479

 

 

2. Đề xuất các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo

2.1. Đề nghị Ban thường vụ Tỉnh uỷ ban hành kết luận về nội dung này (Tại kỳ họp tháng 3/2024), làm cơ sở, tiền đề để cấp uỷ các cấp đưa vào nội dung nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2026-2030 và đưa vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2025-2030; lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp tích cực huy động các nguồn lực, ưu tiên nhất việc bố trí ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học.

2.2. Đề nghị UBND tỉnh ban hành kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, bố trí giáo viên đến năm 2025 và năm 2030 để các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện theo lộ trình.

2.3. Đề nghị UBND tỉnh giao Sở GD&ĐT nghiên cứu đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ để thu hút đầu tư phát triển các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT tư thục, giảm áp lực cho công lập (hiện nay mới chỉ có chính sách hỗ trợ xây dựng trường mầm non tư thục thông qua các chính sách về hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí xây dựng phòng học).

2.4. Đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh có chủ trương và ban hành cơ chế hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất một số huyện có khó khăn về nguồn thu ngân sách trong khi nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất của các huyện có nhu cầu lớn như huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hoà.

2.5. Việc mở rộng diện tích đất các cơ sở giáo dục khó khăn do Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT ngày 09/02/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT có các quy định khác nhau về  diện tích đất dành cho xây dựng cơ sở giáo dục[2]. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo thống nhất áp dụng quy định về diện tích đất theo quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT.

Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở giáo dục tập trung cao lập hồ sơ và cấp quyền sử dụng đất đối với các cơ sở giáo dục (kể cả điểm chính và điểm lẻ) không có vướng mắc về hồ sơ đất xong trong quý II năm 2024; đối với các cơ sở giáo dục còn vướng mắc xong trong năm 2024.

2.6. Đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh có chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư mở rộng, nâng cấp các trường cao đẳng nghề để thực hiện nội dung giảng dạy chương trình THPT hệ GDTX kết hợp với học trung cấp nghề, đáp ứng khoảng 10% số học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học năm 2025-2026 và đáp ứng 20% số học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học giai đoạn 2026-2031.

Trên đây là ý kiến phát biểu tham luận tại Hội nghị. Nhân dịp này, Ngành Giáo dục Bắc Giang trân trọng cảm ơn sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ GDĐT và ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm của các Sở GDĐT trong Cụm thi đua số 5 đối với sự nghiệp giáo dục tỉnh Bắc Giang. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cám ơn!

BBT

______________

[1] Đạt chuẩn XMC mức 2, đạt chuẩn Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; Phổ cập GDTH và Phổ cập THCS mức độ 3.

[2] Bộ Tài nguyên và Môi trường thì khống chế diện tích tối đa theo quy mô dân số của địa phương; Bộ GDĐT lại quy định diện tích tối thiểu theo số học sinh của cơ sở giáo dục.

Trung bình (0 Bình chọn)

Chúng tôi trên Google Map! Chúng tôi trên Google Map!

Tin mới nhất Tin mới nhất

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 7,497
Tổng số trong ngày: 16,153
Tổng số trong tuần: 35,900
Tổng số trong tháng: 574,078
Tổng số trong năm: 2,897,529
Tổng số truy cập: 16,042,661