Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh trong các cơ sở giáo dục

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Năm học mới 2019 - 2020 đã bắt đầu được gần 01 tháng. Các cơ sở giáo dục đã ổn định các hoạt động dạy và học. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ngành Giáo dục quan tâm chỉ đạo trong năm học này là giải quyết tình trạng thiếu nhà vệ sinh trường học, nhà vệ sinh xuống cấp, không đảm bảo. Phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thêm, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh về công tác chỉ đạo của ngành về vấn đề này. BBT xin đăng tải toàn văn cuộc phỏng vấn.

Phóng viên: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về công trình nhà vệ sinh cho học sinh trong các trường học trên địa bàn tỉnh hiện nay…?

Ông Nguyễn Văn Thêm: Công trình vệ sinh, nước sạch có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy, mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục sáng, xanh, sạch, đẹp được ngành giáo dục luôn chú trọng. Nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm 2019 cũng như năm học 2019-2020 là: giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh trong các cơ sở giáo dục; phấn đấu hết năm 2019, 100% cơ sở giáo dục có công trình vệ sinh đảm bảo cho giáo viên và học sinh.

- Thực hiện Nghị quyết số 23 năm 2018 (Họp thường kỳ tháng 3) của Chính phủ; chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT đã tổ chức, rà soát hiện trạng các công trình vệ sinh trường học; trên cơ sở đó đánh giá, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung xây mới công trình vệ sinh.

+ Tại thời điểm đầu năm học 2018-2019 (tháng 9 năm 2018): toàn ngành có 3.798 công trình vệ sinh (trong đó có 1.368 công trình vệ sinh của giáo viên, 2.430 công trình vệ sinh của học sinh); 1.216 công trình tạm, xuống cấp, thiếu diện tích so với quy định; 329 điểm trường không có nhà vệ sinh cho giáo viên; 68 điểm trường không có nhà vệ sinh cho học sinh.

+ Trong năm học 2018-2019, đã xây mới 377 công trình vệ sinh (trong đó: Mầm non 140 công trình, tiểu học 82 công trình, THCS 110 công trình; nhà vệ sinh cho HS 281 công trình, GV 51 công trình); cải tạo, sửa chữa 253 công trình (trong đó mầm non 129 công trình, tiểu học 78 công trình, THCS 46 công trình; 58 công trình vệ sinh cho GV, 195 công trình cho HS), với tổng kinh phí khoảng 70 tỷ đồng.

Về hiện trạng các công trình vệ sinh trường học hiện nay có thể đánh giá khái quát như sau:

- Sau một năm tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 23 của Chính phủ, công trình vệ sinh và công tác vệ sinh trong các trường học có bước chuyển biến vượt bậc, đáp ứng khá tốt nhu cầu của giáo viên và học sinh.

- Tuy nhiên, qua kiểm tra đầu năm học (từ 9/9 đến 18/9/2019) tại 10 huyện, thành phố, công tác vệ sinh trường học còn những bất cập (một số cơ sở giáo dục):

(1) Vẫn còn thiếu công trình vệ sinh, còn công trình xuống cấp không đảm bảo chất lượng;

(2) Công tác quản lý, sử dụng các công trình vệ sinh chưa được quan tâm đúng mức; không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Phóng viên: Thưa ông, đối với những nhà vệ sinh chưa được đảm bảo kiên cố và chất lượng, ngành giáo dục có biện pháp gì để khắc phục tình trạng này…?

Ông Nguyễn Văn Thêm: Kế hoạch của ngành đến hết năm 2019 là "giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh trong các cơ sở giáo dục; không đưa vào sử dụng các công trình vệ sinh chưa bảo đảm an toàn". Để đạt được mục tiêu trên, ngành đã và đang triển khai quyết liệt một số giải pháp là:

- Tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền đầu tư, bố trí ngân sách để xây mới, sửa chữa, cải tạo các công trình vệ sinh; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, để đến hết năm 2019 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng 785 công trình vệ sinh, với tổng kinh phí 157 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 50 tỷ đồng.

- Chỉ đạo các nhà trường (1) rà soát, xây dựng nội quy sử dụng, bảo quản công trình vệ sinh trong trường học; (2) Tăng cường hướng dẫn để học sinh sử dụng các công trình vệ sinh đúng cách; (3) Bố trí, phân công nhân viên và học sinh thường xuyên tham gia vệ sinh các công trình vệ sinh (đầu giờ học, cuối mỗi buổi học) để giáo dục ý thức lao động và bảo vệ môi trường cho học sinh;  đảm bảo các công trình vệ sinh luôn sạch sẽ; (4) Gắn trách nhiệm của người đứng đầu và đánh giá thi đua các cơ sở giáo dục trong công tác đảm bảo môi trường giáo dục và vệ sinh trường học.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!"

BBT

Average (0 Votes)

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

User Online: 17,256
Total visited in day: 10,798
Total visited in Week: 37,766
Total visited in month: 592,703
Total visited in year: 3,543,478
Total visited: 16,688,610