Giáo viên và học sinh sẽ được hỗ trợ tối đa khi tham gia dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Đây là một trong những nội dung được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong thông tư số 32/2021/TT-BGDĐT ban hành ngày 22/11/2021 nhằm mục đích hướng dẫn chi tiết các điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên (Nghị định 82). Thông tư này cụ thể hóa một số nội dung chính trong Nghị định 82 như: Điều kiện tổ chức lớp học; chế độ chính sách đối với giáo viên và học sinh; quy trình đưa tiếng dân tộc vào giảng dạy, học tập...

Theo đó, về hình thức tổ chức và các điều kiện tổ chức dạy học, nếu tất cả số người học trong một lớp đều có nguyện vọng học một thứ tiếng dân tộc thiểu số thì lớp học tiếng dân tộc thiểu số đồng thời với lớp theo cấp học. Trường hợp lớp học chỉ có một số người học có nguyện vọng học tiếng dân tộc thiểu số thì lớp học sẽ được tách riêng và người học của lớp bao gồm: Người học của một lớp hoặc người học của nhiều lớp khác nhau gộp lại, có nguyện vọng học cùng một thứ tiếng dân tộc thiểu số và cùng một trình độ. Số người học của lớp học tiếng dân tộc thiểu số tối thiểu không dưới 10 người/lớp.

Về chế độ chính sách đối với giáo viên: Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số bảo đảm số giờ dạy theo định mức, trong đó có số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số từ 4 tiết/tuần trở lên đối với giáo viên; từ 2 tiết/tuần trở lên đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định. Chế độ phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số được chi trả cùng kỳ lương hằng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được đào tạo ngành, chuyên ngành sư phạm về tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục đại học.

Về chế độ chính sách đối với học sinh: Nhà nước bảo đảm sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ việc học tiếng dân tộc thiểu số cho người học. Người học là cán bộ công chức, viên chức được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định. UBND cấp tỉnh quy định cụ thể mức hỗ trợ đối với người học về điều kiện học tập.

Thông tư cũng hướng dẫn chi tiết về kinh phí phục vụ cho hoạt động dạy và học tiếng dân tộc thiểu số. Các chính sách, chế độ đối với người dạy và người học tiếng dân tộc thiểu số được bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 07/01/2022 và thay thế Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 03/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các điều 3,4,5,6,7,8 và Điều 9 Nghị định số 82.

Xem thông tin chi tiết Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT tại đây!

T.T.T.N

平均 (0 票)

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

User Online: 21,913
Total visited in day: 6,895
Total visited in Week: 33,863
Total visited in month: 588,800
Total visited in year: 3,539,575
Total visited: 16,684,707