Gương mặt đề cử "Vinh danh nước Việt - 2006"

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Gần 30 năm qua, với cương vị là giảng viên trường Đại học Laval (Canada), mỗi năm ông đều dành từ 1 đến 3 tháng trở về Việt Nam trò chuyện, giảng dạy miễn phí tại một số trường đại học.

Giờ đây, ông đã quyết định bỏ lại mức lương 10.000USD/tháng để về nước, mang một môn học mới về với giáo dục đại học nước nhà. Ông là GS.TSKH Huỳnh Hữu Tuệ - chủ nhiệm bộ môn Xử lý thông tin, thuộc khoa Điện tử Viễn Thông, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

 
GS Huỳnh Hữu Tuệ (giữa) cùng các đồng nghiệp ở Đại học Laval

 

 

Sau nhiều lần hẹn gặp qua điện thoại, cuối cùng tôi đã gặp được GS Huỳnh Hữu Tuệ tại khách sạn Cầu Giấy (Hà Nội) vào ngày nghỉ. Ấy vậy mà để bắt đầu cuộc trò chuyện với ông, tôi còn phải đợi đến vài tiếng đồng hồ so với giờ hẹn.

 

Trong căn phòng nhỏ, GS Tuệ đang cùng 3 thế hệ sinh viên của mình trao đổi bài vở để họ kịp nộp luận án vào sáng hôm sau. Trong đó có một thạc sĩ và một là tiến sĩ. Giữa cái nắng của trưa hè, căn phòng trở nên ngột ngạt và nóng bức. Thi thoảng, GS Tuệ đưa tay lau mồ hôi trên trán và bảo: “Trung Hiền (tên tôi) đợi tôi một chút, một chút nữa thôi nhé...”. Đến tận xế chiều thì 4 sinh viên cũng thỏa mãn ra về. GS Tuệ rời chiếc máy tính xách tay đến bên bàn, bắt đầu trò chuyện với tôi bằng chất giọng ấm nồng của người con xứ Huế.

 

Một tấm lòng luôn hướng về quê hương

 

Soạn: AM 773443 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Soạn: AM 773443 gửi đến 996 để nhận ảnh này

GS Tuệ  trao đổi bài vở cùng 3 thế hệ học trò

Sinh năm 1941 trong một gia đình trí thức tại Thừa Thiên-Huế, ông nội là bạn của Phan Bội Châu và Huỳnh Thúc Kháng, có bố hoạt động trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, cậu bé Tuệ ngay từ nhỏ đã có những tư chất thông minh và tình yêu quê hương đất nước được hun đúc trong những áng thơ văn mà giờ đây ông vẫn còn nhớ... Lớn lên, Tuệ luôn là học sinh giỏi và nhiều lần được nhận giải thưởng.

 

Năm 1960, Tuệ là một trong số những sinh viên xuất sắc được học bổng du học tại Canada và New Zeland. Trường đại học Laval ở Canada chính là nơi Huỳnh Hữu Tuệ lựa chọn đặt chân tới. Sau thời gian học đại học, nhờ có kết quả học tập tốt, Huỳnh Hữu Tuệ đã được giữ lại trường làm nghiên cứu sinh, đồng thời làm giảng viên tại trường.

 

Năm 1968, kết thúc khóa học, Huỳnh Hữu Tuệ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về viễn thông. Đến năm 1972, hoàn tất thêm luận án Tiến sĩ khoa học về chuyên ngành Xử lý thông tin và đến năm 1981, ông được phong hàm Giáo sư. Tiếng tăm về người Tiến sĩ Canada gốc Việt khi ấy đã làm nhiều nhà khoa học nước bạn nể phục. Có nhiều công trình nghiên cứu cho đến ngày hôm nay vẫn còn nhiều giá trị như “Quá trình ngẫu nhiên không chuẩn”... Nhiều trường cao đẳng, đại học, các nhà máy thường xuyên mời GS Tuệ đến trò chuyện và giảng dạy.

 

Ngay từ khi còn là sinh viên, Huỳnh Hữu Tuệ đã cùng những người con đất Việt yêu nước xuống đường tham gia phong trào phản chiến, ủng hộ việc lập lại hòa bình ở Việt Nam. Nhiều năm liền ông là Phó chủ tịch Hội người Việt ở Canada, nắm bắt, quan tâm tới tình hình phát triển của quê nhà, đặc biệt là về giáo dục.

 

Nặng lòng với giáo dục nước nhà

 

Soạn: AM 773445 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Soạn: AM 773445 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Mỗi khi rảnh rỗi, GS Tuệ lại vào trang thư viện của đại học Laval tìm tư liệu

Hòa bình lập lại, GS Tuệ về thăm quê nhà Việt Nam. Điều làm ông trăn trở nhất chính là tình hình giáo dục của nước nhà. Từ những năm 1977, mỗi năm, GS Tuệ đều dành thời gian từ 1 đến 2 tháng trở về Việt Nam trò chuyện, giảng dạy tại các trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Quân sự, Đại học Huế... về chuyên ngành Xử lý thông tin. Chi phí cho những lần đi lại giảng dạy ông đều phải tự chi trả. GS Tuệ kể: “Năm 1999, Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ) mời tôi về hỗ trợ giảng dạy tại trường. Mỗi năm từ 3 đến 6 tháng tôi về Việt Nam giảng dạy và chính thức bắt đầu bộ môn học mới: Xử lý thông tin. Đến tháng 05.2005, bộ môn Xử lý thông tin được hình thành. Tôi đã “về hưu non” ở Laval, tạm biệt vợ con về đây và được giao làm chủ nhiệm”. Cũng kể từ ngày “nhận chức”, GS Tuệ được hỗ trợ kinh phí đi lại, ăn ở tại Việt Nam và một khoản phụ cấp nhất định.

 

Theo GS Huỳnh Hữu Tuệ thì Việt Nam đang đi ngược với sự phân định rạch ròi giữa hai ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông so với sự phân định của thế giới, vì trên thế giới hai ngành này là một. Dựa vào những giáo trình và kinh nghiệm giảng dạy ở Đại học Laval , GS lên kế hoạch cụ thể cho từng bài giảng lý thuyết và thực hành, thích hợp với kiến thức của sinh viên Việt Nam. Trong căn phòng nhỏ của khách sạn Cầu Giấy, những chồng sách bằng tiếng Anh, Pháp là những tài sản quý giá mà ông mang từ Canada về cho sinh viên trong nước mượn đọc.

 

Thời gian rỗi rãi, GS Tuệ còn tranh thủ vào mạng thư viện điện tử của đại học Laval tìm tài liệu cho sinh viên. Đây là mạng điện tử thu phí 25USD/giờ, chỉ có thành viên của thư viện như ông mới không mất tiền truy cập. Nhiều sinh viên VN đã được GS Tuệ đào tạo và trở thành những nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, phục vụ cho nền khoa học nước nhà.

 

Soạn: AM 773447 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Soạn: AM 773447 gửi đến 996 để nhận ảnh này

GS Tuệ tại đám cưới người con thứ 3, một GS trẻ làm việc tại Anh

Điều GS Tuệ còn trăn trở chính là nền giáo dục của Việt Nam. Ông bảo: Nền giáo dục của chúng ta hiện tại đang biến thái theo hướng không tốt. Nhu cầu học đại học của lớp trẻ ngày càng lớn. Lớp trẻ của Việt

Nam về trình độ không thua kém gì so với lớp trẻ của thế giới, ham học và sẵn sàng đầu tư vào học tập nhưng kết quả lại chưa cao. GS Huỳnh Hữu Tuệ cho rằng: Cần phải kích thích tính sáng tạo của sinh viên, đặt ra những câu hỏi để thầy và trò cùng thảo luận nhằm tìm ra vấn đề là một trong những phương pháp học rất tốt. Ông nói: “Chúng ta sẵn sàng chi trả 20.000USD/năm để gửi một sinh viên đi du học. Tại sao chúng ta không dành số tiền ấy để đào tạo trong nước mà vẫn có sinh viên trình độ cao? Với mức phí tổn đó có thể đào tạo được 4-5 tiến sĩ trình độ tương đương với bên ngoài, và liệu những người được cử đi đào tạo có về cống hiến trong nước?”. Như vậy thì phải tính đến phương án giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trong nước, giảm thiểu chi phí, không bị chảy máu chất xám...

 

Ở lại Việt Nam, GS Tuệ như bắt đầu một cuộc sống mới. Xa gia đình, ông phải tự lo cho mình tất cả. “Cũng may, có những đứa học trò thường xuyên đến trò chuyện, tình nguyện chở thầy đi dạy. Đó là thứ tình cảm không dễ gì có được, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến tôi thêm gắn bó với nơi này” - GS Huỳnh Hữu Tuệ tâm sự.

 

Hàng ngày, từ căn phòng nhỏ ở tầng 3 khách sạn Cầu Giấy, GS Tuệ lại bắt đầu công việc bận rộn với những lứa học trò của mình. Ông bảo, trong thời gian tới phải tính toán lại thời gian hợp lý bằng cách đưa các nghiên cứu sinh tiến sĩ của mình có trình độ cao giảng dạy thay thế mình. Và ông sẽ cố gắng để chia đôi thời gian, một nửa ở Việt Nam và một nửa còn lại ở Canada cùng với gia đình. Vợ GS, một người phụ nữ Canada cũng nặng tình với quê hương chồng, viết những bài thơ về Việt Nam và thường xuyên thăm viếng khi có thể.

 

Chia tay GS Huỳnh Hữu Tuệ, tôi còn ám ảnh mãi bởi tâm sự của ông: “Giấc mộng của tôi là đào tạo cho học trò của mình có trình độ cao, sánh vai với nền khoa học thế giới”. Một ước mơ lớn lao, một khát khao cháy bỏng trong tâm hồn của người con gốc Việt - 30 năm trăn trở, nặng lòng với nền giáo dục nước nhà. Lại thầm mong: Có nhiều người con xa xứ của Việt Nam cũng nặng tình như thế...

Theo Vietnamnet
 
Sở GD&ĐT Bắc Giang
12/08/2011

 

 

Trung bình (0 Bình chọn)

Chúng tôi trên Google Map! Chúng tôi trên Google Map!

Tin mới nhất Tin mới nhất

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 14,423
Tổng số trong ngày: 24,168
Tổng số trong tuần: 105,357
Tổng số trong tháng: 314,337
Tổng số trong năm: 3,265,112
Tổng số truy cập: 16,410,244