Hơn 1300 đại biểu dự hội nghị đối thoại về thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục năm 2022

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Chiều ngày 30/11/2022, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tổ chức Hội nghị đối thoại với cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính (TTHC) ngành Giáo dục năm 2022, đây là năm thứ 4 liên tục hội nghị được duy trì, tổ chức và năm thứ 3 tổ chức với hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến tại 68 điểm cầu trong toàn tỉnh.
Quang cảnh điểm cầu chính đặt tại Sở GDĐT

Tại điểm cầu chính đặt tại Sở GDĐT có đồng chí Nguyễn Văn Thêm – Phó Giám đốc Sở chủ trì Hội nghị, cùng dự có đồng chí Hoàng Vĩnh Hà – Chuyên viên Phòng Nội chính – Kiểm soát TTHC, Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo và chuyên viên các phòng thuộc Sở GDĐT. Điểm cầu phòng GDĐT các huyện, thành phố có đại diện lãnh đạo phòng và 01 chuyên viên phụ trách giải quyết TTHC, cán bộ đại diện Bộ phận Một cửa cấp huyện, Hiệu trưởng 06 cơ sở giáo dục và đại diện một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn. Điểm cầu các đơn vị trực thuộc Sở có đại diện Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng một số tổ chuyên môn trong trường và đặc biệt các em học sinh đại diện các khối lớp 10, 11, 12 tham dự.

Quang cảnh các điểm cầu trực tuyến

Bộ TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở GDĐT bao gồm 127 thủ tục, trong đó cấp tỉnh 77 thủ tục, cấp huyện 45 thủ tục và cấp xã 05 thủ tục tập trung ở 12 lĩnh vực cụ thể gồm: Giáo dục Trung học; Giáo dục nghề nghiệp; Giáo dục dân tộc; Giáo dục thường xuyên; Giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác; Kiểm định chất lượng giáo dục; Giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Đào tạo với nước ngoài; Quy chế thi, tuyển sinh; Hệ thống văn bằng, chứng chỉ; Giáo dục Mầm non; Giáo dục Tiểu học.

Hầu hết các TTHC đều được áp dụng thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông (áp dụng cơ chế một cửa ở cấp tỉnh 41, cấp huyện 16 và 05 ở cấp xã; áp dụng cơ chế một cửa liên thông ở cấp tỉnh 25 thủ tục, cấp huyện 19); 100% các TTHC áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông đều áp dụng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích trong lĩnh vực GDĐT.

Hội nghị là dịp để ngành Giáo dục, trực tiếp là Sở GDĐT cung cấp thông tin, tuyên truyền tới người dân và doanh nghiệp về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về TTHC, giải quyết TTHC trong lĩnh vực GDĐT trên địa bàn tỉnh. Thông qua Hội nghị ngành nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp thường gặp trong quá trình thực hiện TTHC về lĩnh vực GDĐT từ cấp xã, cấp huyện đến cấp tỉnh để từ đó kịp thời tháo gỡ, giải quyết và kiến nghị cấp trên giải quyết đối với trường hợp vượt thẩm quyền; đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC, tham mưu giải quyết TTHC.

Thông qua Hệ thống thông tin thủ tục hành chính của tỉnh, năm 2022 Sở GDĐT đã tiếp nhận và xử lý 1.144 hồ sơ TTHC, trong đó số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến gồm 1.030 hồ sơ (đạt tỷ lệ 90,03% tăng 9,77% so với năm 2021), tiếp nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích 72 hồ sơ (đạt 6,29%). Đã có 1.142 hồ sơ được trả kết quả, 02 hồ sơ đang xử lý với 1.109 hồ sơ trả trước hạn (96,94%, tăng 14,72% so với năm 2021), 33 hồ sơ xử lý đúng hạn (2,88%), không có hồ sơ nào chậm xử lý, xử lý quá hạn.

Tại Hội nghị, đã có hơn 10 lượt trao đổi trực tiếp của các đại biểu xoay quanh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính của đại biểu từ các điểm cầu trực tuyến; ngay tại Hội nghị, các bộ phận chuyên môn liên quan của Sở đã tiếp thu, kịp thời ghi nhận và giải đáp những khó khăn, vướng mắc. Ngoài những ý kiến xoay quanh nội dung đối thoại, tại Hội nghị lần này, các đại biểu lần đầu tiên được chia sẻ những khó khăn cũng như những kinh nghiệm hay trong công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC tại cấp huyện và cấp xã qua nội dung tham luận từ đại diện lãnh đạo các phòng GDĐT huyện Sơn Động, huyện Hiệp Hòa và TP Bắc Giang, đã có nhiều sáng kiến, cách làm hay, linh hoạt, đặc biệt góp phần rút ngắn thời gian thực hiện TTHC cho cá nhân tổ chức thông qua việc vận dụng triệt để các nền tảng CNTT, hệ thống dịch vụ bưu chính công ích...

Đồng chí Nguyễn Văn Phái - Phó TP GDĐT TP Bắc Giang

Thực tế, việc đẩy mạnh áp dụng các dịch vụ công trực tuyến là một xu thế tất yếu trong bối cảnh chuyển đổi số ngày một sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, điều đó được xác định bằng chỉ tiêu cụ thể theo Đề án 468 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC giai đoạn 2023-2025 đó là “Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận; tối thiểu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử; 100% hồ sơ thủ tục hành chính đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng”.

Bước đầu hệ thống thông tin về dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, của Chính phủ đáp ứng tốt nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện TTHC, trong đó có lĩnh vực mà ngành Giáo dục phụ trách. Song, thực tế đối với đa số người dân, việc tiếp cận, sử dụng và khai thác tiện ích mà các hệ thống thông tin này đôi lúc còn khó khăn, gián đoạn do nhiều yếu tố chủ quan, khách quan và sự đồng bộ giữa các hệ thống thông tin. Chính khó khăn này, đã trở thành chìa khóa mở ra ý nghĩa thực tiễn khi bên cạnh đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục dục và các doanh nghiệp... thì chính các em học sinh THPT - đại diện cho 500 nghìn học sinh tỉnh Bắc Giang – là những chủ nhân tương lai của đất nước được trang bị một cách toàn diện, đầy đủ các công cụ, kỹ năng, kiến thức cần có để trở thành những công dân số, với đầy đủ kỹ năng số góp phần khắc phục những hạn chế, tồn tại này. Cũng từ đó tạo ra sự đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả phục vụ của hệ thống các cơ quan hành chính nói riêng cả hệ thống chính trị nói chung thông qua nền tảng CNTT và chuyển đổi số, trong đó dịch vụ công trực tuyến là nền tảng thực thi điều đó.

Ghi nhận sự tích cực, chủ động trong phối hợp tổ chức, triển khai Hội nghị đối thoại năm 2022, đồng chí Nguyễn Văn Thêm - Phó Giám đốc Sở GDĐT yêu cầu các đơn vị cần tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, tổ chức tiếp cận và thực hiện TTHC ngành Giáo dục nói riêng, của các cấp, các ngành nói chung thông qua các giải pháp, cách làm sáng tạo, hiệu quả, đồng chí giao cho bộ phận đầu mối thực hiện nhiệm vụ Kiểm soát TTHC của Sở cần nghiên cứu, xây dựng bộ tài liệu có giá trị áp dụng thực tiễn cao để hỗ trợ các đơn vị làm tốt hơn nội dung này.

Đồng chí Nguyễn Văn Thêm - Phó Giám đốc Sở GDĐT

Đồng chí cũng đề nghị các em học sinh sau khi dự Hội nghị này cũng như qua việc được học, tìm hiểu về các nội dung dịch vụ công trực tuyến sẽ là những tình nguyện viên để hướng dẫn cham mẹ, người thân biết sử dụng như một nhu cầu hàng ngày mỗi khi có nhu cầu thực hiện TTHC. Tại đây, đồng chí đề nghị các phòng GDĐT cần chủ động phối hợp với Văn phòng Sở GDĐT để kịp thời cập nhật các thông tin thay đổi liên quan tới bộ TTHC của ngành để kịp thời cung cấp, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân biết, tiếp cận. Đồng chí yêu cầu mỗi cán bộ, công chức ngành Giáo dục trong tham mưu giải quyết TTHC cần xác định lấy “Tổ chức, cá nhân là trung tâm”, người dân, doanh nghiệp được cung cấp, hỗ trợ và giải quyết các TTHC phương thức đơn giản, dễ thực hiện, an toàn, bảo mật và chi phí thấp nhất.

NL

Trung bình (0 Bình chọn)

Chúng tôi trên Google Map! Chúng tôi trên Google Map!

Tin mới nhất Tin mới nhất

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 8,456
Tổng số trong ngày: 11,289
Tổng số trong tuần: 278,023
Tổng số trong tháng: 188,877
Tổng số trong năm: 3,139,652
Tổng số truy cập: 16,284,784