KẾ HOẠCH: Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Thực hiện Quyết định số 5662/QĐ-BGDĐT ngày 03-9-2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020; Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 09-9-2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020 của ngành, cụ thể như sau:
           I. Mục đích yêu cầu
           1. Mục đích
           - Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp quản lí giáo dục, của cán bộ công chức viên chức, đảng viên đoàn viên hội viên dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phấn đấu thực hiện thắng lợi Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020 của Chính phủ, của UBND tỉnh và của ngành Giáo dục tỉnh Bắc Giang.
           - Ngăn chặn, tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực giáo dục, góp phần xây dựng cơ quan đơn vị trong sạch vững mạnh hoạt động có hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức viên chức ngành giáo dục liêm chính, lành mạnh hóa các quan hệ trong ngành thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lí tham nhũng; củng cố lòng tin của cán bộ giáo viên học sinh và nhân dân đối với các lĩnh vực hoạt động giáo dục của ngành.
           - Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ về giáo dục, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi trên cơ sở xây dựng nền công vụ hiệu quả, minh bạch phục vụ nhân dân; kiểm tra giám sát đội ngũ cán bộ công chức viên chức trong ngành sự trung thực, công tâm, liêm khiết, tận tụy, chuyên nghiệp; việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức đạo đức công vụ, đạo đức  nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo; nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan đơn vị, thực thi pháp luật, công khai minh bạch trong quá trình thực hiện; đưa công tác phòng chống tham nhũng thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp quản lí giáo dục, thủ trưởng đơn vị cơ sở giáo dục.
           2. Yêu cầu
           - Tập trung lãnh đạo, tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ GDĐT, UBND tỉnh về phòng chống tham nhũng để cán bộ công chức viên chức ngành giáo dục thực hiện, giám sát thực hiện; phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp quản lí giáo dục, các tổ chức đoàn thể, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc tổ chức thực hiện, giám sát thực hiện; là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của các cấp quản lí giáo dục, các nhà trường hàng năm và cả giai đoạn.
           - Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020 của Chính phủ, của Bộ GDĐT, của UBND tỉnh và của ngành Giáo dục tỉnh Bắc Giang được chia làm 3 giai đoạn (giai đoạn 1 từ năm 2009 đến năm 2011, giai đoạn 2 từ năm 2011 đến 2016, giai đoạn 3 từ năm 2016 đến năm 2020). Thủ trưởng đơn vị giáo dục căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị và của mình xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược và trong từng giai đoạn phù hợp và khả thi, phân công trách nhiệm, cụ thể hóa nhiệm vụ, các biện pháp phòng chống; triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện phòng chống tham nhũng, chủ động lấy phòng ngừa là cơ bản lâu dài, kiên quyết trong phát hiện xử lí sai phạm gắn với thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
           II. Nội dung kế hoạch
           1. Chỉ đạo và thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt nội dung Chiến lược và các chính sách, pháp luật của Đảng và của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí đối với cán bộ công chức viên chức và người học
           - Chỉ đạo các cấp quản lý giáo dục, các trường học, cán bộ công chức viên chức ngành Giáo dục tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ về Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020; Nghị quyết TW3 (khóa sự X) về tăng cường lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng lãng phí; Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về phòng chống tham nhũng, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2009, chủ đề của năm học 2009-2010: “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, cuộc vận động "Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp (ngồi sai lớp)", cuộc vận động “Mỗi thày giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” của ngành bằng các hình thức phù hợp, cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
           - Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tham nhũng lãng phí, tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện nay.
           - Tiếp tục tuyên truyền và chỉ đạo các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược, trước hết là kế hoạch hành động thực hiện trong giai đoạn 1 của Chiến lược; đưa công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trở thành một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp quản lý giáo dục, các trường học và của cán bộ công chức viên chức và người học.
           2. Thực hiện các giải pháp của nội dung Chiến lược
           2.1 Tăng cường tính công khai minh bạch trong việc thực hiện các nhiệm vụ về giáo dục theo quy định của pháp luật
           - Thực hiện nghiêm chỉnh Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07-5-2009 về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt tập trung lầm tốt 3 công khai (công khai về chất lượng giáo dục, công khai về đội ngũ cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học, công khai về tài chính) và 4 kiểm tra (kiểm tra việc phân bổ và sử dụng ngân sách, kiểm tra việc thu và sử dụng học phí, kiểm tra việc sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của người dân và các tổ chức xã hội, kiểm tra việc thực hiện chương trình kiên cố hóa và xây dựng nhà công vụ giáo viên), xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế chi tiêu nội bộ.
           - Trong công tác quản lý tài chính, ngân sách:
           + Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, ngân sách khác (bao gồm cả thu chi ngân sách, quản lý sử dụng nguồn vốn của các dự án, chương trình mục tiêu và các nguồn vốn, quỹ do nhân dân đóng góp, kinh phí cho các công trình, đề án, đề tài nghiên cứu ứng dụng…); mua sắm tài sản công, định giá, đấu giá, thanh lý tài sản nhà nước;
           + Cơ quan quản lí giáo dục, các phòng chức năng thẩm định nghiêm túc, minh bạch, công khai các dự toán kinh phí trước khi trình Giám đốc phê duyệt; thanh toán, quyết toán tài chính các nguồn vốn; quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng, sách thư viện và sách giáo khoa dùng chung; thực hành tiết kiệm chống lãng phí quyết liệt trong chi tiêu hành chính công, trong sử dụng ô tô, điện nước, điện thoại công, chế độ công tác phí..v.v; chấn chỉnh các khoản thu không đúng quy định từ  Sở đến cơ sở;
           + Các đơn vị giáo dục trong ngành phải xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả các quy định của Quy chế chi tiêu nội bộ.
           - Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, sửa chữa cơ sở vật chất trường học, mua sắm tài sản đồ dùng thiết bị dạy học:
           + Công bố công khai đầu tư xây dựng cơ bản theo quy trình, quy chế quản lý đầu tư từ khâu lập dự án, phê duyệt, các thủ tục đấu thầu; công khai, bình đẳng, minh bạch trong lựa chọn nhà thầu theo quy định về đấu thầu, chỉ định thầu của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và sửa chữa cơ sở vật chất trường học, mua sắm tài sản đồ dùng thiết bị dạy học;
           + Quản lý, giám sát, tổ chức nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng cơ bản và sửa chữa cơ sở vật chất trường học, mua sắm tài sản đồ dùng thiết bị dạy học chặt chẽ theo đúng thiết kế, đúng quy định đã được phê duyệt;
           + Kiểm tra, thanh tra, thẩm định thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm tài sản đồ dùng thiết bị dạy học minh bạch; tuân thủ quy định của Nhà nước về thanh quyết toán vốn đầu tư.
           - Trong lĩnh vực quản lý đất đai trường học, cơ quan quản lý giáo dục:
           + Kiểm tra, thanh tra, thẩm định quy hoạch, kế hoạch tổng thể đất trường học, đất cơ quan quản lý giáo dục cả trên thực địa và trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật;
           + Bố trí, sử dụng đất trường học, cơ quan giáo dục phù hợp với kế hoạch phát triển của từng nhà trường, cơ quan giáo dục. Quản lý, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, nhà ở của giáo viên, học sinh, sân chơi bãi tập.
           - Trong công tác tổ chức và cán bộ:
           + Công bố công khai quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, cử cán bộ nhà giáo đi học nâng cao trình độ ở trong nước và ở nước ngoài, hợp đồng lao động, thi tuyển, xét tuyển công chức viên chức, tiếp nhận, thuyên chuyển, điều động cán bộ công chức viên chức, chế độ chính sách, nâng bậc lương sớm và định kỳ, đánh giá xếp loại thi đua đơn vị và cá nhân cán bộ công chức viên chức, sàng lọc, chuyển làm việc khác, cho thôi việc cán bộ công chức viên chức;
           + Công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn và việc thực hiện chế độ định mức tiêu chuẩn sử dụng tài sản công của cán bộ công chức viên chức trước hết là của người đứng đầu cơ quan tổ chức đơn vị, minh bạch tài sản thu nhập, việc thực thi công vụ ở những vị trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công dân, tổ chức.
           + Xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; xử lí kỷ luật cán bộ công chức viên chức vi phạm tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
           - Trong quản lý tuyển sinh, thi tốt nghiệp, cấp phát văn bằng:
           + Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, công khai, minh bạch thi tuyển, xét tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú, trung học phổ thông, trung học phổ thông chuyên, các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng; xét lên lớp, xét tốt nghiệp lớp 9, thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi học phần và thi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng;
           + Quản lý về cấp phát văn bằng, chứng chỉ của các trường và của Sở GDĐT (văn bằng tốt nghiệp lớp 9, lớp 12, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng; chứng chỉ đào tạo) thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 
           2.2 Hoàn thiện chế độ công vụ công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ
           - Trong cải cách hành chính: công bố công khai và thực thi công vụ theo bộ thủ tục hành chính đã công bố, tổ chức hoạt động theo cơ chế “một cửa” về giải quyết các thủ tục hành chính, cấp phát văn bằng chứng chỉ, chuyển trường của học sinh đã được UBND tỉnh phê duyệt và quy định của Giám đốc Sở GDĐT; cán bộ công chức, viên chức chấp hành nghiêm chỉnh chế độ lao động, thời gian làm việc, hội họp, đi công tác ở cơ sở, trong thực thi công vụ, trong quan hệ với công dân, trong quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, trong giải quyết công việc ứng xử lịch sự, có văn hoá, tôn trọng trong giao tiếp, không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận quà biếu tặng trong việc cưới, việc tang, tân gia, đón nhận danh hiệu thi đua, kỷ niệm ngày truyền thống, lễ, tết… để thu lợi.
           - Trong công tác kiểm tra, thanh tra đánh giá hoạt động chuyên môn, công tác quản lý sử dụng tài chính, cơ sở vật chất, công tác cán bộ, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân: tổ chức thực hiện nghiêm túc các cuộc kiểm tra, thanh tra đánh giá hoạt động chuyên môn, công tác quản lý sử dụng tài chính, cơ sở vật chất, công tác cán bộ, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân theo kế hoạch hàng tháng, học kỳ và cả năm học.
           2.3 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra thanh tra giám sát xác minh trong phát hiện xử lí tham nhũng, lãng phí
           - Công bố công khai kết luận kiểm tra, thanh tra và kết quả kiểm tra, thanh tra có liên quan đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ công chức viên chức, báo cáo cơ quan và thủ trưởng có thẩm quyền giải quyết; tập trung vào các lĩnh vực quản lý sử dụng ngân sách xây dựng cơ bản, sửa chữa cơ sở vật chất, chương trình mục tiêu, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, sách thư viện, quản lý sử dụng thanh toán quyết toán các nguồn kinh phí thu từ phía người học, tất cả các khâu của thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp THPT, dạy thêm học thêm không đúng quy định, đơn thư khiếu nại tố cáo hành vi tham nhũng tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức; xử lý nghiêm khắc người đứng đầu cơ quan, trường học có hành vi tham nhũng,lãng phí tiêu cực hoặc để cơ quan do mình quản lí có tham nhũng, lãng phí tiêu cực; cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, lãng phí tiêu cực và sai phạm về chuyên môn;
           - Kết hợp việc thanh tra, kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn, công tác quản lý sử dụng tài chính cơ sở vật chất, công tác cán bộ, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân với việc thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” nhằm thực hiện có chất lượng, có hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra và cuộc vận động của tổ chức và mỗi các nhân.
           2.4 Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng trong cơ sở giáo dục và của toàn xã hội trong phòng chống tham nhũng lãng phí
           - Sở GDĐT chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, cơ quan báo chí trong thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, chương trình công tác phòng chống tham nhũng hàng năm và giai đoạn 1, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trong ngành, các đoàn thể quần chúng trong cơ sở giáo dục thực hiện các quy định đó.
           - Các đơn vị, trường học và các đoàn thể quần chúng của đơn vị có trách nhiệm xem xét, giải quyết, làm rõ và trả lời kịp thời khi nhận được yêu cầu, đề nghị của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm và cơ quan báo chí khi có thông tin về tham nhũng trong các cơ quan đơn vị liên quan đến trách nhiệm, lĩnh vực quản lý của mình.
           - Chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, cơ quan báo chí trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng; phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.
           - Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của ngành phối hợp với thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức tuyên truyền trong ngành tiếp tục quán triệt, tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác phòng chống tham nhũng, chỉ đạo triển khai thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, cung cấp các văn bản có liên quan để làm tài liệu học tập cho cán bộ, công chức, nhà giáo, viên chức của đơn vị mình. Chú trọng kiểm tra những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng như các chương trình dự án, đầu tư  xây dựng, quản lý cấp phát tài chính, quản lí sử dụng các nguồn kinh phí.
           - Có trách nhiệm bảo vệ người khiếu nại, tố cáo, đấu tranh với các hành vi tham nhũng. Khen thưởng người có công chống tham nhũng. Thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ trong trường học, Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Quy chế giám sát đối với các công trình xây dựng kiên cố hoá trường lớp học, chương trình mục tiêu, mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
           III. Biện pháp tổ chức thực hiện
           Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020 được thực hiện theo 3 giai đoạn:
           - Giai đoạn 1 (từ nay đến năm 2011);
           Căn cứ mục đích, yêu cầu và nội dung của Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, thủ trưởng các đơn vị giáo dục, hiệu trưởng các trường xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện Chiến lược trong từng giai đoạn, trước hết là giai đoạn 1 của Chiến lược, thực hiện chương trình công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực năm 2009 và những năm tiếp theo của đơn vị mình. Nội dung kế hoạch phải cụ thể thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi, phân công rõ nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo của đơn vị, chịu trách nhiệm với cấp trên và với công việc được giao.
           - Giai đoạn 2 (từ năm 2011 đến năm 2016);
           Tập trung thực hiện những nhiệm vụ được xác định qua sơ kết giai đoạn thứ nhất và yêu cầu của Trung ương. Tiến hành tổng kết 10 năm thi hành Luật phòng chống tham nhũng; sơ kết thực hiện giai đoạn 2 của Kế hoạch thực hiện Chiến lược; bổ sung các giải pháp mới cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới và yêu cầu của Trung ương.
           - Giai đoạn 3 (từ năm 2016 đến năm 2020);
           Tập trung thực hiện những nhiệm vụ được xác định qua sơ kết giai đoạn hai, bổ sung các giải pháp mới cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới và yêu cầu của Trung ương. Tổng kết Kế hoạch thực hiện Chiến lược vào năm 2020.
           - Thủ trưởng các đơn vị giáo dục, cán bộ công chức, viên chức phải nghiên cứu học tập các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ để nắm vững, thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chuyên môn được giao và thực hiện có hiệu quả kế hoạch thực hiện giai đoạn 1 của Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng của Chính phủ và của đơn vị mình.
           - Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng cấp, chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân của đơn vị, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt kế hoạch thực hiện giai đoạn 1 của Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng của Chính phủ và của đơn vị mình. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và báo cáo đột xuất khi có vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với cơ quan quản lý cấp trên.
           - Thanh tra Sở chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Kế hoạch thực hiện Chiến lược và trong từng giai đoạn, trước hết là giai đoạn 1 của Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng của Sở, tiến hành thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại cơ sở giáo dục trong ngành theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật, làm đầu mối tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch thực hiện giai đoạn 1 của Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng của Sở. Các phòng, ban của Sở theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thực hiện giai đoạn 1 của Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng của các cơ sở giáo dục, phối hợp với Thanh tra Sở thực hiện kiểm tra, thanh tra theo sự chỉ đạo của Giám đốc Sở và báo cáo khi được yêu cầu.
           - Định kỳ 6 tháng, 1 năm Thanh tra Sở tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch thực hiện giai đoạn 1 của Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng với Giám đốc Sở, UBND Tỉnh, Bộ GDĐT theo quy định.
Nơi nhận:
- UBND Tỉnh (để báo cáo),
- Bộ GDĐT (để báo cáo),
- Thanh tra Bộ GDĐT (để báo cáo),
- Thanh tra tỉnh Bắc Giang (để báo cáo),
- Văn phòng BCĐ PCTN tỉnh,
Bản điện tử:
- Các đơn vị trong ngành Giáo dục (để thực hiện) - Lưu VT,  TTr.
GIÁM ĐỐC
 


(ĐÃ KÍ)

 
  Ngô Văn Thọ
Nguồn: Kế hoạch số 1420/SGD&ĐT-TTr
Ban hành ngày 27/10/2009

Chi tiết trong trong tệp đính kèm
Average (0 Votes)

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

User Online: 21,983
Total visited in day: 6,905
Total visited in Week: 33,873
Total visited in month: 588,810
Total visited in year: 3,539,585
Total visited: 16,684,717