Lễ hội mùa Xuân ở Bắc Giang

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bắc Giang ngày nay, vùng Kinh Bắc xưa vốn nổi tiếng là quê hương của hội hè, đình đám có nhiều lễ hội xuân đậm sắc và nổi tiếng khắp vùng và trong cả nước.
        Theo thống kê năm 2002, và trong cuốn "Lễ hội Bắc Giang" xuất bản năm 2002, đã thống kê danh sách các lễ hội trong toàn tỉnh có 506 lễ hội lớn nhỏ phân bổ trên 10 huyện, thành phố: huyện Lạng Giang 125 lễ hội, huyện Việt Yên 113 lễ hội, huyện Hiệp Hoà 89 lễ hội, huyện Tân Yên 63 lễ hội, huyện Lục Nam 38 lễ hội, huyện Yên Dũng 34 lễ hội, huyện Lục Ngạn 17 lễ hội, huyện Yên Thế 15 lễ hội, thành phố Bắc Giang 9 lễ hội, huyện Sơn Động 3 lễ hội. Vào mỗi dịp đầu xuân hầu hết các địa phương có di tích thường tổ chức những lễ hội truyền thống.

        Lễ hội ở Bắc Giang được tổ chức theo 3 hình thức: Lễ hội do tỉnh tổ chức, lễ hội do các huyện tổ chức và lễ hội truyền thống của các làng quê cổ truyền tại các thôn, bản, khóm ấp... Các lễ hội của tỉnh tiêu biểu do các huyện, thành phố tổ chức gồm: Lễ hội Xương Giang (thành phố Bắc Giang); Lễ hội Yên Thế (huyện Yên Thế); Lễ hội Cầu Vòng (huyện Tân Yên); Lễ hội Suối Mỡ (huyện Lục Nam); Lễ hội Bổ Đà (huyện Việt Yên); Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch huyện Sơn Động, huyện Lục Ngạn...

20110218-hx-1.jpg
Hội xuân. Ảnh: QH

        Phần lớn các lễ hội lớn, nhỏ trong tỉnh Bắc Giang thường được tổ chức trong các thôn làng, có những địa phương gộp lễ hội chung của một số thôn làng thành một lễ hội lớn là hội hàng xã như: Hội chùa Linh Sơn, đình Lão Hộ, xã Lão Hộ, huyện Yên Dũng đứng ra tổ chức hội Xuân xã Lão Hộ (ngày 12 và 13 tháng 1 Âm lịch); hội nghè Ngũ Giáp là nơi tổ chức lễ hội của ba thôn Mai Thượng, Mai Trung và Toàn Thắng thuộc 2 xã Mai Đình và xã Mai Trung của huyện Hiệp Hoà vào ngày 19 tháng 1 và mùng 10 tháng 4... Toàn tỉnh có 2.237 di tích (ngoại trừ các di tích là thành luỹ, lăng tẩm và khu di chỉ khảo cổ học...) thì hầu như tại các di tích lịch sử - văn hoá và kiến trúc - nghệ thuật (gồm đình, đền, chùa, nghè) thường tổ chức lễ hội truyền thống tại địa phương mình. Lễ hội diễn ra trong các di tích bao gồm hai phần, phần lễ và phần hội, cùng với các nghi thức tế lễ, các hoạt động của phần hội cũng đồng thời được diễn ra. Hội là phần sinh hoạt của con người, thường là những trò diễn phong phú, đa dạng và cụ thể. Đây chính là điểm sáng, hội tụ các hoạt động văn hoá, văn nghệ đặc sắc trong sinh hoạt cộng đồng. Hội làng là một lễ hội cổ truyền ở các địa phương.

20110218-hx-2.jpg
Lễ hội xuân. Ảnh: QH

        Thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) về: "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc" trong những năm trở lại đây, nhiều lễ hội truyền thống và các nghi lễ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng cổ truyền, nhiều trò chơi dân gian đặc sắc được các cấp, các ngành  quan tâm khôi phục lại.


        Những lễ hội xuân tiêu biểu ở các địa phương trong toàn tỉnh gồm:

        Thành phố Bắc Giang: Lễ hội Xương Giang (6 -7 tháng 1), lễ hội làng Đa Mai (9 tháng 2), lễ hội làng Kế (6 tháng 1), lễ hội làng Vĩnh Ninh, lễ hội Cung Nhượng (15 tháng 1), hội làng Đò (15 tháng1); hội chùa Vẽ, hội làng Thành (7 - 8 tháng 1); lễ hội chùa Như Nguyện, lễ hội làng Hà Vị, lễ hội làng Song Mai...

        Huyện Sơn Động: hội bơi chải (10 tháng 4), hội đình Chẽ, chùa Phúc Nghiêm (18 tháng 1); hội đình Đặng - Vĩnh Khương; hội Vua Ông, Vua Bà - An Lập...

        Huyện Lục Ngạn: Lễ hội làng Chể; hội Bồng Lai, hội Gíap Sơn, hội Biển Động, hội Cầu Từ, lễ hội làng Kép - Hồng Giang, hội chùa Thiên Đài, đền Từ Hả (7 - 8 tháng 1), hội vùng Mỹ An, Trù Hựu, đền Tam Giang; hội hát dân ca làng Bèo (18 tháng 1); hội hát dân ca Biển Động (8 tháng1); hội hát dân ca Hồng Giang (7 tháng1); hội hát dân ca Sán Chí (16 tháng 2); hội hát dân ca Kim Sơn (9 thnág 1); hội hát Quý Sơn (3 tháng 1); hội hát Tân Sơn (12 tháng 1)...

        Huyện Lục Nam: Lễ hội Suối Mỡ, hội đình Thân, đình Gai - thị trấn Đồi Ngô (12 - 15 tháng 1); hội đình Hà Mỹ, chùa Đính Long, nghè Mẫu Sơn - Chu Điện (10 tháng 1); hội Bảo Sơn - Bảo Sơn (13 tháng 1); hội làng Thượng Lâm (13 tháng 1); hội làng Sàn (10 tháng 1); hội Tòng Lệnh - Trường Giang (7 tháng 1)...

        Huyện Tân Yên: hội chợ tết Cao Thượng (2 tháng1), hội làng Cao Thượng (12 tháng 1); hội đền Cả Trọng, hội đình Hả (16 tháng 1); hội đình Vường, hội vùng Hậu - Liên Chung (7 - 21 tháng 1); hội làng Nội, hội đình Nội - Việt Lập (8 - 11 tháng 1); hội đình, chùa Phú Khê, hội làng Phú Khê - Quế Nham (4 - 10 tháng 1)...

        Huyện Việt Yên: hội đền Bà Chúa Kho, hội đền Can Vang và hội chùa Bổ Đà (16 - 18 tháng 2); hội xuân ở 5 làng quan họ cổ (Gía Sơn, Nội Ninh, Hữu Nghi, Sen Hồ, Mai Vũ) (5 - 12 tháng 1); hội vùng Bài Xanh - Vân Cốc - Vân Trung (16 - 19 tháng 1); hội đình Đức Liễn chùa Sùng Ân - Hồng Thái (15 tháng1)...

        Huyện Lạng Giang: Hội làng Bến, hội đình  - Mỹ Hà (7 - 10 tháng 1); hội đình, chùa Phan, hội đình Bơi, hội đình Thanh Lương - Quang Thịnh (9 tháng 1); hội chùa Ba Nước, hội phù Lão - Đào Mỹ (19 tháng 1); Hội vùng Kép (6 - 8 tháng 1); hội Hương Mãn, hội Từ Mận - Xuân Hương (9 tháng 1); hội Quất Lâm - Đại Lâm (15 tháng 1); Hội Tiên Lục (9 tháng 1)...

        Huyện Yên Dũng: hội chùa La (14 tháng 2); hội làng Phụng Pháp, hội đền Ngọc Lâm, hội làng Tân Phượng (7 - 12 tháng 2); hội làng Song Khê (15 tháng 1); hội Lạc Gián (9 tháng 1); hội Lũ Phú - Xuân Phú (8 tháng 1)...

        Huyện Yên Thế: lễ hội Yên Thế (16 tháng 3 - Dương lịch); hội Đông Kênh, hội vùng Bo, hội đình Bố Hạ, hội đền Trắng, hội đền Thượng cùng được tổ chức vào (16 tháng 2); hội Hương Vỹ (23 tháng 1); hội Sơn Lung (7 tháng 1)...

        Huyện Hiệp Hoà: hội đá cầu Lương Phong (10 tháng1); hội Y Sơn (15 - 17 tháng 1); hội Hương Câu (6 tháng1); hội đình, chùa Hà Nội - Đại Thành (15 tháng 1); hội làng Lý Viên - Bắc Lý (10 tháng 1); hội Trâu Lỗ (4 tháng 1); hội Vụ Nông (17 tháng 1); hội Đông Lỗ và hội đình Đông Lỗ (9 và 10 tháng 1)...


        Như vậy, trong toàn tỉnh vào dịp đầu xuân ở các địa phương thuộc 10 huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang đều tổ chức lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và tôn giáo của nhân dân bản địa và du khách thập phương. Thông qua lễ hội, lớp trẻ hôm nay được trực tiếp tham gia, học tập, phát huy những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa truyền thống của địa phương và dân tộc.../.
 
ctv. Quang Huy
Ban QLDT tỉnh Bắc Giang
Trung bình (0 Bình chọn)

Chúng tôi trên Google Map! Chúng tôi trên Google Map!

Tin mới nhất Tin mới nhất

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 13,719
Tổng số trong ngày: 2,834
Tổng số trong tuần: 31,884
Tổng số trong tháng: 62,245
Tổng số trong năm: 3,924,952
Tổng số truy cập: 17,070,085