Nội dung, chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 05/11/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Báo cáo số 443/BC-SGDĐT về kết quả thực hiện phát triển GD&ĐT giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch phát triển GD&ĐT giai đoạn 2021-2025, sau đây là nội dung, chỉ tiêu kế hoạch phát triển GD&ĐT tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025:

1. Mục tiêu chung

Tăng cường kỷ cương, nền nếp trường, lớp học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, dân chủ, kỷ cương; chú trọng xây dựng văn hóa học đường, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho giáo viên và học sinh, sinh viên. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục theo hướng thực chất và bền vững; duy trì vững chắc chất lượng giáo dục mũi nhọn; tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng dạy, học tiếng Anh.

Rà soát các chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện chương trình GDPT theo đúng lộ trình, nhằm chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về CSVC, thiết bị dạy học cho việc đổi mới chương trình GDPT. Tiếp tục chủ động tham mưu cấp uỷ, chính quyền các cấp ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển GD&ĐT giai đoạn 2021-2025 phù hợp với thực tế của địa phương.

2. Chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể đến năm 2025

2.1. Giáo dục mầm non

Từng bước chuẩn hóa hệ thống trường, lớp; phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có 243 trường mầm non. Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp mẫu giáo đạt trên 99,8%. Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi và thực hiện việc miễn học phí theo lộ trình của chính phủ.

Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 5%.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường học và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2025 đủ phòng học cho trẻ, đảm bảo định mức trẻ/lớp và giáo viên/lớp đúng theo quy định, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 95,8%, 55 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

2.2. Giáo dục phổ thông, thường xuyên

Toàn tỉnh có 220 trường tiểu học, 209 trường THCS, 24 trường tiểu học và THCS, 48 trường THPT (37 trường công lập, 11 trường ngoài công lập), 9 trung tâm. Củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, phấn đấu 202 xã đạt phổ cập THCS mức độ 3.

Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Phát triển giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ để tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nâng cao chất lượng các trung tâm học tập cộng đồng; tăng cường sự liên kết phối hợp hoạt động giữa trung tâm GDNN-GDTX với trung tâm học tập cộng đồng,  trường chuyên nghiệp, trường nghề đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân; xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Duy trì vững chắc kết quả xóa mù chữ, bảo đảm xoá mù chữ bền vững.

Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề và đảm bảo học sinh tốt nghiệp có việc làm, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Bảo đảm đủ 1 phòng học/1 lớp; xóa toàn bộ phòng học tạm, phòng học xuống cấp và phòng học nhờ; có đủ các phòng bộ môn, các phòng chức năng, công trình vệ sinh và các hạng mục khác theo quy định của điều lệ từng cấp học.

Bảo đảm đủ thiết bị dạy học tối thiểu của các khối lớp theo đúng lộ trình của Chương trình giáo dục phổ thông; thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời trong các trường mầm non.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường học, xây dựng và nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu tỷ lệ kiên cố hóa tiểu học 96,1%, THCS đạt 98,4%, THPT công lập đạt 100%, trung tâm đạt 100%; có 100 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, trong đó 65 trường tiểu học, 30 trường THCS, 5 trường THPT.

3. Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025

Dự kiến trong giai đoạn xây dựng 614 phòng học (157 phòng học mầm non; 206 phòng học tiểu học; 121 phòng học THCS từ nguồn trái phiếu chính phủ; 130 phòng học bậc THPT), 36 phòng học bộ môn, 7 nhà đa năng, 7 phòng thư viện, 93 phòng ký túc xá trường dân tộc nội trú, 760 m2 nhà ăn, 37 phòng hành chính quản trị, 8.938 m2 sân trường, 2.975 m tường rào, 7 xưởng thực hành tại các trung tâm GDNN-GDTX, 22.000 m2 đất để mở rộng các cơ sở giáo dục, một số xây dựng cổng, sân chơi bãi tập các nhà trường.

Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 632.996 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh là 323.956 triệu đồng, vốn Dự án Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả là 2.940 triệu đồng xây, vốn Trái phiếu Chính phủ 306.100 triệu đồng hỗ trợ Đề án đảm bảo cơ sở vật chất thực hiện chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025.

----------------------------

Chi tiết nội dung báo cáo và các chỉ tiêu sau đây:

Báo cáo số 443/BC-SGDĐT;

Phụ lục Kế hoạch phát triển GD&ĐT 2021-2025;

Dự kiến đầu tư công giai đoạn 2021-2025./.

BBT.qhcl

Trung bình (0 Bình chọn)

Chúng tôi trên Google Map! Chúng tôi trên Google Map!

Tin mới nhất Tin mới nhất

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 7,774
Tổng số trong ngày: 1,624
Tổng số trong tuần: 21,371
Tổng số trong tháng: 559,549
Tổng số trong năm: 2,883,000
Tổng số truy cập: 16,028,132