Phát triển năng lực số cho học sinh trung học trong bối cảnh thực hiện Chuyển đổi số và Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Chuyển đổi số trong các trường trung học cần được xem là giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược, gắn với những cải cách mạnh mẽ, triệt để trong giảng dạy, học tập. Các tiêu chí đánh giá năng lực số của học sinh trung học là căn cứ để đánh giá thực trạng năng lực số. Trong chuyển đổi số thì quan trọng nhất không phải công nghệ, cũng không phải là đầu tư kinh phí mà chính là quyết tâm chính trị cao của người đứng đầu các nhà trường và nhận thức sẵn sàng thay đổi của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên công nghệ thông tin trong nhà trường.
Ảnh minh họa (Nguồn: https://ussh.vnu.edu.vn)

Phát triển năng lực số cho học sinh trung học

Việc phát triển năng lực số cho học sinh trung học là rất quan trọng cho sự thành công trong tương lai của các em khi tiếp tục học đại học hoặc tham gia vào lực lượng lao động. Việc bồi dưỡng năng lực số cho học sinh trung học hoàn toàn có thể được tích hợp thông qua giảng dạy các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như Công nghệ, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học… tuy nhiên môn Tin học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng năng lực số cho học sinh trung học; cần nghiên cứu để đi đến thống nhất khung năng lực số cho học sinh trung học để làm căn cứ xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình bồi dưỡng một cách hệ thống.

Năng lực số là khả năng sử dụng các công cụ kĩ thuật số của con người một cách có hiệu quả để truy cập, ứng dụng, xây dựng những kiến thức mới thông qua công nghệ số vào đời sống thực tiễn, là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... mà người dùng cần để hoạt động hiệu quả trong môi trường số hóa. Trong đó, công cụ kĩ thuật số (Digital Tool) là các phần mềm, ứng dụng số, thiết bị số… được sử dụng để thực hiện một chức năng cụ thể về xử lí thông tin, truyền thông, tạo nội dung, an toàn hoặc giải quyết vấn đề… trong môi trường số hóa. Năng lực số liên quan đến việc phân tích, sử dụng công nghệ thông tin (ICT) một cách chủ động cho công việc, giải trí và giao tiếp. Năng lực này được củng cố bởi các kĩ năng cơ bản về công nghệ thông tin - truyền thông như sử dụng máy tính để truy xuất, đánh giá, lưu trữ, sản xuất, trình bày và trao đổi thông tin cũng như để giao tiếp và tham gia vào các mạng cộng tác thông qua Internet.

 

Năng lực số là tập hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ cần có khi sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) và phương tiện kĩ thuật số để thực hiện các nhiệm vụ; giải quyết vấn đề; giao tiếp; quản lí thông tin; hợp tác; tạo và chia sẻ nội dung; xây dựng kiến thức một cách hiệu quả, phù hợp, có phê phán, sáng tạo, tự chủ, linh hoạt, có đạo đức, có phản xạ cho công việc, giải trí, tham gia các hoạt động liên quan đến học tập, giao tiếp xã hội; lĩnh vực năng lực bao gồm: (1) Thông tin: xác định, định vị, truy xuất, lưu trữ, tổ chức và phân tích thông tin chuyển đổi số, đánh giá mức độ phù hợp và mục đích của nó; (2) Giao tiếp: giao tiếp trong môi trường chuyển đổi số, chia sẻ tài nguyên thông qua các công cụ trực t  uyến, liên kết với người khác và cộng tác thông qua các công cụ kĩ thuật số, tương tác và tham gia vào cộng đồng và mạng lưới, nhận thức đa văn hóa; (3) Sáng tạo nội dung: tạo và chỉnh sửa nội dung mới (từ xử lí văn bản đến hình ảnh và video); tích hợp và xây dựng lại kiến thức và nội dung trước đó; sản xuất các biểu trưng sáng tạo, sản phẩm truyền thông và chương trình; giải quyết và áp dụng quyền sở hữu trí tuệ và giấy phép; (4) An toàn: bảo vệ cá nhân, bảo vệ dữ liệu, bảo vệ danh tính kĩ thuật số, các biện pháp bảo mật, sử dụng an toàn và bền vững; (5) Giải quyết vấn đề: xác định các nhu cầu và tài nguyên kĩ thuật số, đưa ra quyết định sáng suốt về việc công cụ kĩ thuật số nào phù hợp nhất theo mục đích hoặc nhu cầu, giải quyết các vấn đề thông qua phương tiện kĩ thuật số, sử dụng công nghệ một cách sáng tạo, giải quyết các vấn đề kĩ thuật, cập nhật công nghệ mới bản thân và của người khác.

Đề xuất Khung năng lực số trong bối cảnh thực hiện Chuyển đổi số và Chương trình GDPT 2028

Khung năng lực số cho học sinh trung học trong bối cảnh chuyển đổi số được đề xuất bao gồm 7 nhóm bao gồm: (1) Vận hành thiết bị và phần mềm; (2) Khai thác thông tin và dữ liệu; (3) Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số; (4) An toàn và an sinh số; (5) Sáng tạo nội dung số; (6) Học tập và phát triển kĩ năng số; (7) Sử dụng năng lực số cho nghề nghiệp.

1. Hiểu và lựa chọn được các thiết bị số phù hợp để sử dụng; Sử dụng được thành thạo các tính năng, chức năng phần cứng của một số thiết bị số thông dụng. Xác định các hướng dẫn thích hợp nhất cho một hệ thống máy tính để giải quyết một vấn đề nhất định và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

2. Nhận biết các thiết bị phần cứng và ứng dụng phần mềm để nhận diện, xử lí dữ liệu, thông tin số trong học tập, thực hành nghiệp vụ sư phạm; Lựa chọn các thiết bị phần cứng và ứng dụng phần mềm để nhận diện, xử lí dữ liệu, thông tin số trong học tập, thực hành nghiệp vụ sư phạm; Sử dụng các thiết bị phần cứng và ứng dụng phần mềm để nhận diện, xử lí dữ liệu, thông tin số trong học tập, thực hành nghiệp vụ sư phạm.

Thay đổi việc sử dụng các dịch vụ kĩ thuật số thích hợp nhất để tham gia vào xã hội; thay đổi việc sử dụng các công nghệ kĩ thuật số thích hợp nhất để trao quyền cho bản thân và tham gia vào xã hội như một công dân.

Thay đổi việc sử dụng các công cụ và công nghệ kĩ thuật số thích hợp nhất cho các quy trình cộng tác; Lựa chọn các công cụ và công nghệ kĩ thuật số thích hợp nhất để cùng xây dựng và cùng tạo lập dữ liệu, tài nguyên và kiến thức.

Thích nghi các công nghệ số đa dạng cho sự tương tác thích hợp nhất, và thích nghi các phương tiện truyền thông thích hợp nhất cho một bối cảnh nhất định.

Đánh giá các công nghệ kĩ thuật số phù hợp nhất để chia sẻ thông tin và nội dung; Điều chỉnh vai trò trung gian của bản thân, thay đổi việc sử dụng các thực hành tham chiếu và thừa nhận ghi công phù hợp hơn.

3. Nhận diện được nhu cầu thông tin của cá nhân; triển khai các chiến lược tìm tin, định vị và truy cập được thông tin; đánh giá các nguồn tin và nội dung của chúng phục vụ học tập; Lưu trữ, quản lí và tổ chức thông tin; sử dụng thông tin phù hợp với đạo đức và pháp luật; Bảo vệ các thiết bị, nội dung, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số; Bảo vệ sức khỏe và tinh thần; Nhận thức về tác động của công nghệ số đối với hạnh phúc xã hội và hòa nhập xã hội; Nhận thức về ảnh hưởng của công nghệ số và việc sử dụng chúng đối với môi trường.

Đánh giá các nhu cầu thông tin; tùy chỉnh chiến lược tìm kiếm của bản thân để tìm ra dữ liệu, thông tin và nội dung thích hợp nhất trong các môi trường kĩ thuật số; giải thích cách để truy cập các dữ liệu, thông tin và nội dung thích hợp nhất, và điều hướng giữa chúng; đa dạng hóa các chiến lược tìm kiếm cá nhân.

Đánh giá phản biện uy tín và độ tin cậy các nguồn dữ liệu, thông tin và nội dung số; đánh giá phản biện dữ liệu, thông tin và nội dung số.

Tùy chỉnh việc quản lí dữ liệu, thông tin và nội dung để truy xuất và lưu trữ dễ dàng thích hợp nhất; tùy chỉnh chúng để tổ chức và xử lí được trong một môi trường có cấu trúc thích hợp nhất.

Chọn cách bảo vệ thích hợp nhất cho các thiết bị và nội dung số; Phân biệt rủi ro và các mối đe dọa trong môi trường kĩ thuật số; Chọn các biện pháp phù hợp nhất về an toàn và bảo mật; Đánh giá các cách thức phù hợp nhất để quan tâm đến độ tin cậy và quyền riêng tư. Chọn cách thích hợp hơn để bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường kĩ thuật số; đánh giá các cách thích hợp nhất để sử dụng và chia sẻ thông tin nhận dạng cá nhân đồng thời bảo vệ bản thân và những người khác khỏi những thiệt hại; đánh giá tính phù hợp các tuyên bố chính sách quyền riêng tư về cách dữ liệu cá nhân được sử dụng.

4. Tương tác và giao tiếp thông qua công nghệ số và thực hành vai trò công dân số; Quản lí định danh và uy tín số của bản thân trong môi trường số; Sử dụng công cụ và công nghệ số để hợp tác, cùng thiết kế, tạo lập các nguồn tin và tri thức.

5. Tạo lập và biên tập nội dung số phục vụ học tập và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực hành nghề; Chuyển đổi, kết hợp thông tin và nội dung số vào vốn tri thức sẵn có; Hiểu rõ về hệ thống giấy phép và bản quyền liên quan đến quá trình sáng tạo nội dung số; Vận hành các công nghệ số trong các bối cảnh nghề nghiệp đặc thù; Hiểu, phân tích và đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp; Thực hành đổi mới sáng tạo với hoạt động học tập, thực hành , thực tập dạy học và khởi nghiệp trong môi trường số.

Sử dụng công nghệ kĩ thuật số trong lĩnh vực cụ thể (ví dụ: thiết kế có sự trợ giúp của máy tính/thiết bị sản xuất có sự trợ giúp của máy tính; sử dụng Hệ thống quản lí học tập…).

Phân biệt các danh tính kĩ thuật số khác nhau; giải thích các cách thức thích hợp hơn để bảo vệ uy tín của bản thân; thay đổi dữ liệu được tạo ra thông qua vài công cụ, môi trường và dịch vụ.

Thay đổi nội dung bằng việc sử dụng các định dạng thích hợp nhất, điều chỉnh sự thể hiện của bản thân thông qua việc tạo ra các phương tiện kĩ thuật số thích hợp nhất.

Đánh giá các cách thức phù hợp nhất để sửa đổi, tinh chỉnh, cải tiến và tích hợp các hạng mục nội dung và thông tin mới cụ thể để tạo ra những nội dung và thông tin mới và nguyên bản.

6. Nhận diện được các cơ hội và thách thức trong môi trường học tập trực tuyến; Hiểu được nhu cầu và sở thích cá nhân với tư cách là người học tập trong môi trường số; Thúc đẩy truy cập mở và chia sẻ thông tin; Ý thức được tầm quan trọng của việc học tập suốt đời đối với sự phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp.

Đánh giá các sự cố kĩ thuật khi vận hành các thiết bị và sử dụng môi trường số, giải quyết chúng bằng các giải pháp thích hợp nhất.

Điều chỉnh các công cụ và công nghệ kĩ thuật số thích hợp nhất để tạo ra kiến thức và đổi mới các quy trình và sản phẩm; Độc lập hoặc trao đổi nhóm để giải quyết tình huống có vấn đề trong môi trường kĩ thuật số.

7. Hiểu, phân tích và đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số trong lĩnh vực cụ thể trong môi trường kĩ thuật số (ví dụ: phân tích xu hướng tăng trưởng kinh tế; phân tích, đánh giá kết quả học tập…).

Tùy chỉnh các chuẩn mực và bí quyết hành vi phù hợp nhất trong khi sử dụng các công nghệ kĩ thuật số và tương tác trong môi trường kĩ thuật số; tùy chỉnh các chiến lược truyền thông phù hợp nhất trong môi trường số cho khán thính phòng; Áp dụng các khía cạnh đa văn hóa và thế hệ khác nhau trong môi trường kĩ thuật số.

Niềm vui của đoàn viên, thanh niên học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt trong ngày hội về chuyển đổi số

Hướng phát triển năng lực số cho học sinh trung học

1. Về quản lí: cần thay đổi mô hình, phương pháp quản trị nhà trường; ứng dụng những triết lí tiên tiến vào thiết lập và vận hành hệ thống quản lí nhà trường; Chủ động phát triển và ứng dụng hệ thống phần mềm CNTT trong quản lí quá trình đào tạo; Số hóa thông tin, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, đồng bộ làm cơ sở cho hoạt động phân tích, dự báo và hỗ trợ ra quyết định tại các cấp, cũng như học liệu phục vụ dạy và học của giáo viên. Chuyển đổi số công tác quản trị nhà trường một cách toàn diện là cơ sở, tạo môi trường số để học sinh có cơ hội và điều kiện thuận lợi áp dụng các năng lực số. Các hoạt động của nhà trường vận động theo chuyển đổi số thì học sinh buộc phải có năng lực số để đáp ứng thực hiện các thao tác trên nền tảng công nghệ mà nhà trường áp dụng.

2. Về tổ chức dạy và học gắn với chuyển đổi số: Các trường cần thiết lập nguồn tài nguyên số (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, công cụ đánh giá trực tuyến...); thiết lập và vận hành hệ thống quản lí học tập LMS; xây dựng và vận hành các công cụ đánh giá trực tuyến; Thiết lập các diễn đàn học tập và nghiên cứu; hình thành hệ sinh thái học tập, xây dựng và vận hành các kênh hỗ trợ người học theo mô hình dịch vụ công trực tuyến. Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực số cho học sinh. Thực hiện biên soạn sổ tay hướng dẫn thực hiện chuyển đổi số trong học tập theo lộ trình cho học sinh.

Lãnh đạo các nhà trường cần xác định chuyển đổi số cần tập trung vào hai lĩnh vực chính trong nhà trường là Quản lí và Tổ chức quá trình dạy- học. Trong cả hai nội dung này, việc thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, cách thức tương tác, văn hóa nhà trường... nhằm phù hợp với môi trường số được xác định là yếu tố có tính quyết định đến thành công của quá trình chuyển đổi mang tính tất yếu này. Chỉ đạo và thực hiện trang bị cơ sở hạ tầng cho một hệ sinh thái số, môi trường của giáo dục thông minh từ hạ tầng CNTT, cơ sở dữ liệu, hệ thống thiết bị thông minh, hệ thống phần mềm hệ thống và các ứng dụng cung cấp dữ liệu cho bigdata… cần có lộ trình đầu tư thích hợp theo nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của từng trường. Tổ chức nâng cao nhận thức, hiểu thống nhất về chuyển đổi số trong giáo dục và giáo dục nghề nghiệp cho học sinh: thống nhất về nhận thức trong toàn nhà trường. Chuyển đổi số cần bắt đầu từ “Chuyển đổi” nhiều đơn vị đã nhận được những bài học đắt giá khi bắt đầu quá trình chuyển đổi số từ yếu tố “Số”, chỉ quan tâm đến nâng cấp hạ tầng, mua sắm thiết bị. Quá trình “chuyển đổi” cần diễn ra từ nhận thức, quá trình quản lí, phương pháp làm việc... đối với hoạt động đào tạo cần đặc biệt chú ý đến phương pháp dạy, phương pháp học và phương pháp tương tác trên môi trường số.

LHAN, CVP Sở GDĐT

平均 (0 投票)

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

アクセス中: 16,568
1日当たりのページのアクセス回数: 23,895
1週間当たりののページのアクセス回数: 152,132
1か月当たりのページのアクセス回数: 551,495
1年間当たりのページのアクセス回数: 3,502,270
ページのアクセス回数 : 16,647,402