Phụ nữ ngành giáo dục: Tích cực rèn luyện phẩm chất phụ nữ Việt Nam “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, người phụ nữ đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, tạo dựng và phát huy những giá trị tinh thần, bản sắc của người Việt. Những người phụ nữ Việt Nam “ru con trong bão giông” đã nối tiếp nhau viết nên truyền thống vẻ vang “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”. Kế thừa truyền thống ấy, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ ngành GD&ĐT nói riêng đã và đang rèn luyện theo những phẩm chất đạo đức mới “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” để đáp ứng yêu cầu thời đại mới.
Ngành giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Giang có số lượng nữ cán bộ công nhân, viên chức đông (chiếm 78,9% cán bộ công
Phó GĐ Sở GD&ĐT
Nguyễn Thị Ngọc Thu
nhân, viên chức toàn ngành). Tỷ lệ cán bộ nữ trong ngành tham gia lãnh đạo các đơn vị khá cao, trong đó: bậc học mầm non chiếm 98,8%, tiểu học chiếm 50%, THCS chiếm 29,7%, THPT chiếm 27,0%; TTGDTX chiếm 25,7%, Phòng GD&ĐT chiếm 26,5% và Sở GD&ĐT chiếm 25%. Đây là lực lượng lao động lớn, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành.

Để kịp thời động viên, khích lệ chị em phấn đấu học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, thời gian qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Bắc Giang đã quan tâm thực hiện tốt chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý giáo dục cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đến hết năm 2015, toàn ngành có 2 nữ tiến sĩ, 2 nghiên cứu sinh; 318 nữ thạc sĩ (chiếm 47,3%); 16.578 chị có trình độ đại học, cao đẳng (chiếm 75,6%); 8.957 đảng viên nữ (chiếm 68,4%), trong đó có 1.325 chị có trình độ từ trung cấp chính trị trở lên (chiếm 74,3%). Ngoài trình độ chuyên môn, chị em thường xuyên tự học, tự nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học, sử dụng thành thạo máy vi tính trong công việc, soạn bài, ứng dụng công nghệ thông tin và công tác quản lý và giảng dạy; tích cực tham gia các hội thảo, tập huấn về giới, lồng ghép với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con, kỹ năng chăm sóc gia đình ...

Bên cạnh đó, ngành giáo dục còn đặc biệt quan tâm đến hoạt động nữ công, tạo mọi điều kiện để Ban nữ công ngành giáo dục hoạt động chất lượng, hiệu quả. Rất nhiều hoạt động thiết thực gắn với nhiệm vụ chuyên môn, với các phong trào hoạt động của Hội đã được triển khai thực hiện tốt như phong trào “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà”, phong trào thi đua rèn luyện phẩm chất phụ nữ Việt Nam “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” và các phong trào thi đua của ngành như thi đua “Hai tốt”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”... Các phong trào thi đua đã tạo cơ hội và điều kiện cho nữ nhà giáo, nữ công nhân viên chức được tham gia và thể hiện năng lực, trình độ, phẩm chất của mình, qua đó khích lệ chị em cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, thi đua dạy giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi, quản lý giỏi, tổ chức các hoạt động giỏi, tích cực nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của ngành. Nhiều chị em đã nỗ lực phấn đấu trở thành giáo viên giỏi cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp quốc gia. Trong 5 năm qua, đã có 1.572 nữ giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp, trong đó có 42 giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia; có 5.902 lượt chị đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, 230 lượt chị đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Từ các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều cá nhân xuất sắc, những tấm gương phụ nữ “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”, đóng góp lớn cho ngành giáo dục tỉnh nhà. Tiêu biểu như: Chị Nguyễn Thị Lý - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT, chị Nguyễn Thị Minh Hường - Phó Trưởng phòng, Chủ tịch CÐGD huyện Tân Yên, chị Đỗ Thị Hương - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Việt Yên, chị Nguyễn Thị Yến - Chủ tịch CÐGD huyện Lục Nam, chị Hồ Thị Lân - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Bắc Giang, chị Đỗ Thị Kim Thoa - Hiệu trưởng Trường THPT Lục Nam, chị Nguyễn Thị Mai Hạnh - Hiệu trưởng trường THPT Tân Yên số 1... Những thành tích mà chị em phụ nữ ngành giáo dục đã đạt được thời gian qua đã đóng góp tích cực vào sự phát triển văn hóa, giáo dục của tỉnh. Thành tích của các chị đã được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và địa phương ghi nhận, biểu dương, khen thưởng. Trong 5 năm qua, đã có 269 lượt nữ nhà giáo được Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, Bộ GD&ÐT tặng bằng khen; 138 lượt nữ nhà giáo được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen và gần 1000 lượt chị được Công đoàn Giáo dục tỉnh, Liên đoàn lao động, Công đoàn Giáo dục các huyện, thành phố tặng Giấy khen… Hàng năm, 99% gia đình nữ nhà giáo đạt chuẩn gia đình văn hóa, 98% nữ nhà giáo được các cấp công đoàn công nhận danh hiệu “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”.

Để đạt được những kết quả đó, thời gian qua, cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền các cấp, chị em phụ nữ Ngành Giáo dục luôn cố gắng, nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, vừa “Giỏi việc trường”, vừa “Đảm việc nhà”, góp phần xây dựng người phụ nữ Việt Nam “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”. Bên cạnh đó, chị em gặp không ít những khó khăn, nhất là chị em đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh; điều kiện sinh hoạt, đời sống của chị em còn nhiều thiếu thốn, cơ sở vật chất giảng dạy chưa đáp ứng yêu cầu...
Ảnh minh họa. BGEMedia.
Trong thời gian tới, Ngành Giáo dục tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục truyền thống, phẩm chất phụ nữ Việt Nam; chỉ đạo thực hiện tốt công tác nữ công, động viên đội ngũ nữ nhà giáo tích cực thi đua rèn luyện phẩm chất phụ nữ Việt Nam “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” gắn với phong trào phụ nữ “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”; thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, chủ động giới thiệu nữ nhà giáo, nữ cán bộ quản lý giáo dục tham gia lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể; mạnh dạn giao việc, thử thách cán bộ nữ thông qua thực tiễn để tạo nguồn cán bộ, từ đó có định hướng trong việc bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ; quan tâm đến nữ nhà giáo, lao động đang công tác ở vùng sâu, vùng, xa, vùng khó khăn trong tỉnh. Ngành Giáo dục đề nghị đối với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, cần tăng % nữ lãnh đạo quản lý đối với ngành giáo dục, nhất là cấp tỉnh, huyện/thành phố; đồng thời có cơ chế chính sách ưu đãi đối với nữ nhà giáo, lao động nữ trong các cơ sở giáo dục, nhất là ở các địa bàn vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Đối với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đề nghị sớm định hướng triển khai thực hiện phong trào thi đua nhiệm kỳ tới; cần cụ thể hóa rõ hơn nội dung, tiêu chuẩn đối với từng đối tượng hội viên phụ nữ, đặc biệt là đối tượng nữ công nhân viên chức làm căn cứ thực hiện bình xét thi đua, tránh hình thức. Mặt khác, cần tăng số lượng cá nhân được khen thưởng danh hiệu “Phụ nữ xuất sắc” hằng năm, nhằm động viên, khích lệ cá nhân có nhiều cố gắng trong thực hiện phong trào thi đua của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng như các phong trào thi đua của Ngành.

Nguyễn Thị Ngọc Thu -Phó Giám đốc Sở GD&ĐT
Average (0 Votes)

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

User Online: 20,943
Total visited in day: 1,702
Total visited in Week: 28,670
Total visited in month: 583,607
Total visited in year: 3,534,382
Total visited: 16,679,514