Quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Nhằm mục đích chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, tạo hứng thú, chủ động cho trẻ trong học tập; hình thành một số kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ là người dân tộc thiểu số, ngày 11/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký ban hành Thông tư số 23/2023/TT-BGDĐT quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.

Thông tư số 23/2023/TT-BGDĐT quy định cụ thể về nội dung, việc tổ chức dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một; công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nơi điều kiện giao tiếp tiếng Việt của trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một còn hạn chế.

Trường Tiểu học Dĩnh Kế đón các em học sinh vào lớp Một

Thông tư nêu rõ việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một theo các nội dung cụ thể sau:

Chuẩn bị tâm thế vào lớp Một: Trẻ được làm quen với môi trường vật chất ở trường, lớp cấp tiểu học như không gian lớp học, trường học, thư viện, phòng học bộ môn, khu vui chơi, bán trú, công trình phụ trợ; đồ dùng học tập, thiết bị dạy học và phương tiện học tập. Trẻ được tham gia học tập và tham gia các hoạt động giáo dục khác; được rèn nếp sống tự lập, tự phục vụ và sinh hoạt tập thể theo quy định của lớp, trường.

Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản gồm: Kĩ năng chuẩn bị, sử dụng, bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, xác định được các vị trí trên bảng con, bảng lớn trong không gian lớp học, trường học. Kĩ năng sử dụng các kí hiệu, quy ước được sử dụng trong học tập, vui chơi và trong các hoạt động tập thể khác.

Hình thành và phát triển năng lực nghe, nói: Biết cách sử dụng tiếng Việt trong những nghi thức giao tiếp cơ bản: cảm ơn, xin lỗi, hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản. Nghe - nói trong những tình huống làm quen ban đầu và giao tiếp bằng tiếng Việt phù hợp với lứa tuổi.

Hình thành và phát triển năng lực đọc: Rèn kĩ thuật sử dụng sách, kĩ thuật đọc đúng: cầm sách, mở sách, lật sách; giữ khoảng cách giữa mắt với sách; nhận biết bìa sách và trang sách, chữ và hình ảnh minh họa trong sách. Củng cố việc nhận dạng và đọc được chữ cái đơn (một âm ghi bằng một chữ) là chữ in thường, các chữ số từ 1 đến 9.

Hình thành và phát triển năng lực viết: Biết ngồi viết đúng tư thế, biết cách cầm bút chì bằng ba đầu ngón tay, biết cách tô chữ và chữ số trên vở ô li. Tô được các tổ hợp nét cơ bản: nét ngang, nét thẳng, nét xiên trái, nét xiên phải; thực hiện các hoạt động tô chữ, tô từ và tô chữ số từ 1 đến 9.

Các nội dung này được sắp xếp theo trình tự khoa học, tương ứng với 20 bài học, thể hiện thông qua các chủ đề, chủ điểm gần gũi và phù hợp với trẻ theo định hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học.

Thông tư cũng quy định cụ thể trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng các trường tiểu học và trách nhiệm của giáo viên. Thông tư số 23/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 23/01/2024.

Nội dung chi tiết của Thông tư số 23/2023/TT-BGDĐT xem TẠI ĐÂY.

NVN

Trung bình (0 Bình chọn)

Chúng tôi trên Google Map! Chúng tôi trên Google Map!

Tin mới nhất Tin mới nhất

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 22,943
Tổng số trong ngày: 1,040
Tổng số trong tuần: 24,516
Tổng số trong tháng: 233,496
Tổng số trong năm: 3,184,271
Tổng số truy cập: 16,329,403