Tổ chức hoạt động theo hướng tiếp cận năng lực, phẩm chất của học sinh dễ hay khó?

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh (HS)đang yêu cầu, đòi hỏi của ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng và nhận được nhiều sự quan tâm của các thầy cô giáo. Bài viết sau đây theo hướng chia sẻ từ góc nhìn cá nhân của một giáo viên (GV) tiểu học dựa trên những kiến thức thu được trong quá trình tham gia sinh hoạt chuyên môn, tìm hiểu, nghiên cứu về đổi mới PPDH và đặc biệt là kinh nghiệm thực tế đã áp dụng tại đơn vị.

Thực tế, nhiều GV đang gặp vấn đề khó khăn trong tổ chức hay tạo ra các tình huống học tập. Họ băn khoăn không biết tổ chức các hoạt động học tập thế nào để HS có thể tiếp cận được kiến thức, năng lực, phẩm chất bởi lối dạy truyền thống đã ăn sâu đối với nhiều GV. Khi lên lớp, điều đầu tiên mà GV thường nghĩ tới là Dạy cái gì? Hôm nay HS làm bao nhiêu bài tập? Có hết các bài tập theo kế hoạch đã đặt ra hay không? Mà ít người nghĩ tới hôm nay HS sẽ có được những năng lực gì để giải quyết những tình hống tương tự trong cuộc sống.

 
Để giúp GV tháo gỡ được những băn khoăn, vướng mắc trong việc tổ chức các hoạt động, tạo ra các tình huống dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, phẩm chất, tôi xin được đưa ra một ví dụ về cách tổ chức các hoạt động mà tôi đã áp dụng khi dạy tiết Luyện từ và câu tại lớp 4D trường tôi. Bài dạy có chủ đề “ Du lịch - Thám hiểm”. Sau đây là cách mà tôi đã tổ chức cho HS tìm hiểu về hoạt động “ Du lịch”. Tôi xin nêu cả cách tổ chức truyền thống để các đồng nghiệp có thể so sánh:

năng lực, phẩm chất

Hoạt động 1. Tìm hiểu về “Du lịch”

+ Các em đã bao giờ đi du lịch chưa?

- Sau đó GV cho từng HS chia sẻ trước lớp

- Tổ chức cho HS rút ra khái niệm “ Du lịch”

Hoạt động 1. Tìm hiểu về “Du lịch”

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập

Em hãy khoanh vào trước ý trả lời đúng cho câu sau.

A.

C.

- Sau đó GV tổ chức cho HS trình bày kết quả làm việc trên phiếu học tập

<p style="text-align: left;" margin-top:6.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:3.0pt;margin-left:0cm;line-height:18.0pt"="">- Cho HS nêu lại khái niệm ‘ Du lịch”
Khi tổ chức hoạt động tìm hiểu khái niệm về “Du lịch” theo cách thứ nhất, tôi nhận thấy một điều là: Khi GV tạo ra tình huống “Các em đã bao giờ đi du lịch chưa?” thì ngay lập tức tất cả các em HS đều chú ý ngay vào bài học, các em sôi nổi bàn tán và em nào cũng giơ tay muốn chia sẻ, kể cho cả lớp nghe về câu chuyện của mình.

Có thể nhận thấy HS tiếp cận bài học một cách tích cực...

Có thể nhận thấy HS tiếp cận bài học một cách tích cực...
Có rất nhiều ý kiến trình bày thú vị, hấp dẫn và lôi cuốn cả lớp. Bạn thì kể là mình đã được đi Hạ Long với bố mẹ, được tắm biển rất thích, ở biển sóng rất to, mình còn được vào khu Tuần Châu xem nhạc nước; có bạn lại kể mình được đi du lịch ở Đà Nẵng với bố mẹ, Đà Nẵng rất xa, phải đi bằng máy bay, ở đó có nhiều cảnh đẹp, mình còn được đi cáp treo lên đỉnh Bà Nà hill, đi ở độ cao rất sợ; có bạn lại kể mình được đi du lịch ở Côn Đảo cùng với cơ quan bố, Côn Đảo có khu tưởng niệm chị Võ Thị Sáu, có nhà tù Côn Đảo, ở Côn Đảo em được ăn rất nhiều món ăn ngon... còn rất nhiều ý kiến hay khác. Thú vị nhất là mỗi khi có một bạn đứng lên kể về chuyến du lịch của mình thì có rất nhiều ý kiến chia sẻ của các bạn khác phỏng vấn lại khiến tiết học trở nên vô cùng sôi nổi và hấp dẫn. Và sau đây là một số chia sẻ thực tế của các em HS:
  • Bạn hãy cho mình biết vì sao mà người ta lại gọi là Hòn Trống và Hòn Mái?
  • Ở Côn Đảo có sân bay không?
  • Đi du lịch ở Đà Nẵng bạn được ăn những món gì?
  • Bạn được thăm những cảnh đẹp nào ở Huế?...

Đồng thời tự tin, chủ động hơn...

Đồng thời tự tin, chủ động hơn...
Qua cách tổ chức này, tôi nhận thấy các em HS học tập rất hứng thú, đặc biệt là khi được tham gia vào các hoạt động thì năng lực của các em được hình thành và bộc lộ rất rõ nét như: năng lực trình bày trước lớp, năng lực chia sẻ, phỏng vấn, năng lực hợp tác... đến các năng lực tự giải quyết các vấn đề học tập phát sinh; năng lực huy động, tổng hợp, phân tích các kiến thức và vốn hiểu biết sẵn có của bản thân... Bên cạnh đó, các phẩm chất cũng được hình thành và phát triển như: các em dần mạnh dạn và tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp, hay có ý thức trách nhiệm trước bản thân và bạn bè...
 
Đối chiếu với cách tổ chức thứ hai (thực tế tôi cũng đã từng tổ chức hoạt động tìm hiểu về “Du lịch” theo cách này), khi GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho các em HS hoàn thành bài tập trên phiếu, các em không tỏ ra hứng thú mặc dù các em vẫn lấy bút ra làm. Thứ hai, phiếu học tập thiết kế theo đúng sách giáo khoa với những câu hỏi đóng, HS chỉ việc khoanh vào một ý trả lời đúng cho câu hỏi “Du lịch là gì?” đã khiến cho HS trở nên thụ động trong việc tiếp cận kiến thức mới. Hơn nữa, tổ chức theo cách này HS có ít cơ hội được bày tỏ những suy nghĩ của cá nhân về kiến thức cần khám phá, việc trao đổi, chia sẻ cũng chỉ là hình thức vì không có tình huống để các em chia sẻ. Sau khi HS làm trên phiếu xong, GV kết luận để đưa ra khái niệm “Du lịch là gì?” thì xem như đã hoàn thành mục tiêu thứ nhất đó là tìm hiểu khái niệm về Du lịch. Về mặt kiến thức thì có thể các em sẽ nắm được Du lịch là gì, nhưng về mặt năng lực, phẩm chất thì sẽ rất hạn chế, các em sẽ không có cơ hội để bộc lộ và phát huy những năng lực, phẩm chất cần hướng tới. Hơn nữa những kiến thức mà các em khám phá thông qua việc các em tự tìm tòi, suy nghĩ, trao đổi, chia sẻ, phỏng vấn, phân tích sẽ trở thành kiến thức của các em và giúp các em nhớ lâu hơn. Như vậy, có thể khẳng định cách tiếp cận thứ hai tuy nhanh đạt được mục tiêu nhưng các em HS sẽ nhanh quên hơn.
 
Qua phân tích ví dụ cụ thể nêu trên, bản thân tôi nhận ra một điều là đối với HS tiểu học, để việc dạy học tiếp cận năng lực đạt hiệu quả cao thì điều đầu tiên là GV phải xác định rõ mục tiêu bài học cần đạt được ở cả ba lĩnh vực kiến thức, năng lực và phẩm chất. Sau khi xác định rõ mục tiêu thì GV phải bám sát các mục tiêu để lựa chọn xem loại hình hoạt động nào, những tình huống nào sẽ giúp HS chiếm lĩnh được mục tiêu đặt ra. Vậy, muốn tổ chức được hoạt động hay tạo ra tình huống giúp HS tiếp cận năng lực theo tôi đơn giản nhất là GV hãy xây dựng các hoạt động, hay tạo ra các tình huống xuất phát từ vốn hiểu biết và thực tế đời sống của HS. Các tình huống học tập cần phải tạo cơ hội cho HS được hoạt động như trình bày, mô tả, quan sát, nhận xét, phân biệt, so sánh, chia sẻ, phân tích, tổng hợp,... có như vậy thì các năng lực của HS mới có cơ hội được bộc lộ và phát triển.
 
Do đó, để phát triển năng lực, phẩm chất của HS, GV cần phải vận dụng PPDH theo tình huống, dạy HS định hướng hành động, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin một cách hợp lý, đặc biệt GV phải có cách thiết kế bài dạy làm sao để tạo ra được các tình huống học tập, các hoạt động học tập để mọi HS đều có cơ hội tiếp cận và bộc lộ các năng lực và phẩm chất của mình. Như vậy, dạy học tiếp cận năng lực thật khó mà lại dễ phải không các thầy cô?
 
Nguyễn Thị Minh Nguyệt
 
Sở GD&ĐT Bắc Giang
10/05/2018
平均 (0 投票)

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

アクセス中: 21,734
1日当たりのページのアクセス回数: 6,869
1週間当たりののページのアクセス回数: 33,837
1か月当たりのページのアクセス回数: 588,774
1年間当たりのページのアクセス回数: 3,539,549
ページのアクセス回数 : 16,684,681