Toàn văn bài phát biểu tham luận của Giám đốc Sở GDĐT tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Sáng ngày 21/6/2023, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết số 29-NQ/TW). Tại đây, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tạ Việt Hùng đã có bài phát biểu tham luận, Ban Biên tập trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu tham luận của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Đ/c Tạ Việt Hùng - Giám đốc Sở GDĐT phát biểu tham luận tại Hội nghị

Kính thưa đồng chí Mai Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân tỉnh!

Thưa toàn thể Hội nghị!

Lời đầu tiên thay mặt lãnh đạo Ngành GDĐT tôi xin được gửi tới các quý vị đại biểu lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!

Trước hết, Ngành GDĐT nhất trí với nội dung báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; nhất trí với các ý kiến phát biểu của các đại biểu đã phát biểu thảo luận. Sau đây tôi phát biểu tham luận về nội dung “Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.

Kính thưa các vị đại biểu!

Trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn xem con người là nhân tố có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định sự thành công của cách mạng. Tư tưởng xuyên suốt của Đảng là không ngừng đổi mới GDĐT nhằm bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong 10 năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm chăm lo đầu tư phát triển sự nghiệp GDĐT, đã nghiêm túc triển khai đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW. Có thể khẳng định, những thành tựu, kết quả phát triển đạt được của tỉnh Bắc Giang có sự đóng góp quan trọng của Ngành Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển thời kỳ đổi mới. Thực hiện chủ trương, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước "coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu", "đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển"; những năm qua, các cấp ủy, chính quyền của tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo tỉnh nhà. Tỉnh đã ban hành, hoàn thiện nhiều chương trình, kế hoạch, nhiều cơ chế, chính sách và dành nhiều nguồn lực ưu tiên phát triển phát triển giáo dục, trọng tâm là xây dựng cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học. Đến nay, các chỉ số phát triển giáo dục luôn duy trì trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước (Các chỉ tiêu chính về tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ phòng học kiên cố, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp trung học cơ sở, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông; điểm trung bình thi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh giỏi quốc gia và quốc tế; phổ cập giáo dục…).

Kính thưa các vị đại biểu! Thưa toàn thể Hội nghị!

Quán triệt, thấm nhuần sâu sắc Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng,  sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy – HĐND – UBND tỉnh, trong 10 năm qua, Ngành Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang đã thực hiện đồng bộ, sáng tạo nhiều giải pháp nâng cao chất lượng GDĐT và đã thu được nhiều thành tích đáng phấn khởi.

Mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông tỉnh Bắc Giang tiếp tục được mở rộng về quy mô và tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành nghề, nhất là vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó đặc biệt chú trọng nâng cấp chất lượng trường, lớp học; xây dựng hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm tất cả các cơ sở GDĐT đều có mạng internet. Toàn tỉnh hiện có 760 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông với 15.174 lớp và 500.103 học sinh; trong đó 252 trường mầm non; 209 trường THCS, 22 trường TH&THCS; 48 trường THPT (trong đó có 03 trường DTNT); 08 trung tâm GDNN-GDTX, 01 Trung tâm GDTX - Ngoại ngữ - Tin học tỉnh; 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng.

Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GDĐT, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước. tham mưu đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách, giá dịch vụ GDĐT. Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin. Tỷ lệ phòng học kiên cố toàn tỉnh cao hơn tỷ lệ của vùng miền núi phía Bắc là 18,2%; cao hơn tỷ lệ kiên cố hóa của toàn quốc 10,6%. Hiện tại, toàn tỉnh có 710 trường chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt 94,5%; có 155 trường chuẩn quốc gia mức độ 2 đạt 21%. Bắc Giang luôn duy trì kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ v, tạo tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 100% các huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục THCS đạt mức độ 3 (trở thành tỉnh thứ 6 trên toàn quốc đạt phổ cập giáo dục THCS mức độ 3).

Đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngành giáo dục đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Đội ngũ cán bộ quản lí, GV trên toàn tỉnh cơ bản đủ về số lượng, tương đối đồng đều về cơ cấu. Tỉ lệ GV/lớp ở Tiểu học đạt 1,4; THCS 1,97; THPT đạt 2,25. Ngành GDĐT tỉnh Bắc Giang đã triển khai tốt nội dung phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện để đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

Sở GDĐT đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức biên soạn; thẩm định và trình Bộ GDĐT phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương các lớp 1,2,3,4,6,7,8,10,11 theo đúng thời gian quy định. Nội dung của tài liệu giáo dục địa phương tuân thủ các quy định nêu trong chương trình tổng thể, đồng thời chú ý đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân cư của tỉnh.

Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả GDĐT, bảo đảm trung thực, khách quan. Về mục tiêu, các hình thức đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực, động viên tạo hứng thú, nỗ lực học tập của người học.

Thực hiện quan điểm chỉ đạo về chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học; chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, thực học, thực nghiệp và hội nhập quốc tế; Ngành GDĐT đã chú trọng đến việc nâng cao các tiêu chuẩn, chất lượng giáo dục, xóa bỏ khoảng cách, đảm bảo công bằng, thúc đẩy sự đoàn kết của CBQL, GV, HS và tối đa hóa hiệu quả hệ thống quản lý giáo dục. Nâng cao hiệu quản lý giáo dục, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, bao gồm tất cả các cấp GDĐT và các mô hình đào tạo công lập/ tư thục.

Tăng cường việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, sát đối tượng; chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi; sử dụng thiết bị dạy học và học liệu, đổi mới mô hình, không gian lớp học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống; áp dụng những phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực HS. Thực hiện lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, pháp luật trong các môn học, hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, giáo dục di sản phù hợp với địa phương. Việc chuyển đổi số được triển khai có hiệu quả, thực hiện linh hoạt việc dạy và học nhất là trong bối cảnh phòng, chống đại dịch Covid-19. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến về GDĐT được hoàn thiện. Công tác cải cách hành chính được quan tâm hơn, vì vậy hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục có bước tiến rõ rệt.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được đặc biệt chú trọng, trong 10 năm luôn giữ vững và nâng cao hơn nữa kết quả thi HS giỏi quốc gia, trong tốp 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu toàn quốc. Từ năm 1997 đến năm 2023, đã có trên 1.300 học sinh đạt giải học sinh giỏi văn hóa cấp quốc gia; 05 huy chương quốc tế, 05 huy chương khu vực Châu Á và Châu Âu. Năm học 2022-2023, tỉnh Bắc Giang vươn lên xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố về chất lượng giáo dục mũi nhọn, trong đó có 4 giải nhất, có 3 em học sinh được tham dự đội tuyển quốc gia đi thi Olimpic khu vực và quốc tế, cao nhất từ ngày tái lập tỉnh; thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đạt nhiều giải cao. Bắc Giang ngày càng khẳng định vị thế vững chắc trong tốp cả nước về chất lượng GDĐT.

Kính thưa các vị đại biểu!

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX đề ra mục tiêu: “Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo một cách cơ bản từ cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, bảo đảm cho trẻ em có đầy đủ điều kiện cơ bản được học tập và phát triển”; đồng thời, đặt ra chỉ tiêu, nhiệm vụ: “Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt 96,4%, mức độ 2 đạt 21,4%”.

Trong thời gian tới, Ngành GDĐT Bắc Giang xin hứa với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

Một là, Tiếp tục chỉ đạo quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương; Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/1019 của Ban Bí thư về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Hai là, Tăng cường công tác tham mưu ban hành các nghị quyết, kế hoạch về phát triển giáo dục và đào tạo, qua đó tạo hành lang pháp lý, cơ chế thuận lợi, huy động sự tham gia tích cực của toàn xã hội trong việc đầu tư, thu hút nguồn lực phát triển giáo dục và đào tạo. Thực hiện hiệu quả và đồng bộ các giải pháp để nâng cao các chỉ số về chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn; xây dựng trường chuẩn quốc gia; về công bằng giáo dục; về điều kiện đảm bảo chương trình giáo dục; chính sách về nhà giáo, cán bộ quản lý; tài chính; cơ sở vật chất; môi trường giáo dục; tiếp cận giáo dục về mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời.

Chủ động, tích cực thực hiện tốt các hướng dẫn, chỉ đạo về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học; tham mưu chuẩn bị các điều kiện để thực hiện tốt việc đổi mới chương trình, nội dung giáo dục ở các cấp học, ngành học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân trong hệ thống cơ sở giáo dục và đào tạo; quan tâm xây dựng môi trường văn hóa học đường chuẩn mực, gắn với tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức, trách nhiệm cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa. Thực hiện tốt chế độ chính sách và chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên, góp phần đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, tích cực. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục. Đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, tổ chức dạy và học.

Kính thưa các đồng chí! Thưa toàn thể Hội nghị!

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Bắc Giang luôn nằm trong tốp đầu cả nước về thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế cũng như thi tốt nghiệp trung học phổ thông; ngành giáo dục Bắc Giang luôn là điểm sáng trong toàn quốc được Bộ GDĐT và xã hội ghi nhận. Có được những thành tựu đáng tự hào như trên là nhờ sự quan tâm sâu sắc của Tỉnh ủy – HĐND – UBND tỉnh, các cấp lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể, các bậc cha, mẹ HS và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang. Nhân hội nghị hôm nay, thay mặt cho ngành GDĐT, xin được trân trọng cảm ơn sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; sự ủng hộ, giúp đỡ của các sở, ban, ngành, đoàn thể , các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh tỉnh đến cơ sở trong suốt thời gian qua. Trong thời gian tới, Ngành GDĐT mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, đầu tư, chăm lo nhiều hơn nữa, để sự nghiệp giáo dục của tỉnh Bắc Giang ngày càng phát triển.

Xin kính chúc các vị đại biểu khách quí, các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

Xin trân trọng cảm ơn!

BBT

Trung bình (0 Bình chọn)

Chúng tôi trên Google Map! Chúng tôi trên Google Map!

Tin mới nhất Tin mới nhất

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 8,475
Tổng số trong ngày: 20,007
Tổng số trong tuần: 94,858
Tổng số trong tháng: 494,221
Tổng số trong năm: 3,444,996
Tổng số truy cập: 16,590,128