Tổng hợp văn bản pháp luật trong lĩnh vực giáo dục được đề xuất sửa đổi, bổ sung do còn vướng mắc, bất cập

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 30/01/2024, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 740/VPCP-PL về thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 689/TTg-PL ngày 29/7/2023.

Nội dung Công văn số 740/VPCP-PL đã  nêu rõ: Xét đề nghị của Bộ Tư pháp tại Báo cáo số 28/BC-BTP ngày 17 tháng 01 năm 2024 về kết quả rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có quy định vướng mắc, bất cập do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành (gửi kèm), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang có ý kiến như sau: (1). Đồng ý đề xuất của Bộ Tư pháp tại Báo cáo số 28/BC-BTP ngày 17/01/ 2024 nêu trên; (2). Giao các bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, đánh giá các phản ánh, kiến nghị của các bộ, cơ quan về các vướng mắc, bất cập tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành mình được nêu tại các Phụ lục kèm theo Báo cáo số 28/BC-BTP ngày 17/01/ 2024. Trong quá trình nghiên cứu, đánh giá cần có sự kết nối, kế thừa kết quả rà soát văn bản các cơ quan đã thực hiện hoặc được tổng hợp báo cáo Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước đó[1]; báo cáo kết quả rà soát, đề xuất phương án xử lý các kiến nghị của các bộ, cơ quan gửi Bộ Tư pháp trước ngày 01/3/ 2024 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở kết quả rà soát, đề xuất phương án xử lý của các bộ, cơ quan, giao Bộ Tư pháp tổng hợp, nghiên cứu đề xuất phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/3/ 2024.

Bài viết tổng hợp này đi sâu vào giới thiệu: Kết quả rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có quy định vướng mắc, bất cập do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, cụ thể như sau:

I. LUẬT GIÁO DỤC

 1. Về Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (Trung tâm GDNN - GDTX)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; Trường trung cấp và Trường cao đẳng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Giáo dục thì cơ sở giáo dục thường xuyên gồm: Trung tâm giáo dục thường xuyên; Trung tâm GDNN - GDTX; Trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên.

Như vậy, theo quy định trên, Trung tâm GDNN - GDTX không phải là cơsở giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, thực tế các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được sáp nhập từ Trung tâm dạy nghề, Trung tâm GDTX, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 39/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19/10/2015 của liên tịch BộLao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, như vậy có thể hiểu là các Trumg tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên này là cơ sở giáo dục nghề nghiệp vì được sáp nhập từ Trung tâm dạy nghề.

Đề xuất Phương án xử lý: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp và khoản 1 Điều 44 Luật Giáo dục để thống nhất Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên vừa là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, vừa là cơ sở giáo dục thường xuyên[2].

2. Điều 103 Luật Giáo dục năm 2019 quy định chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục như sau

“1. Trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng; được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với người học quy định tại Điều 85 của Luật này.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Tuy nhiên hiện nay Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết nội dung các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng, mới chỉ quy định chính sách ưu đãi với người học (tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục).

Ngoài ra, khoản 4 Điều 87 quy định: Chính phủ quy định chi tiết tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển; việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển và việc tuyển dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp.

Khoản 4 Điều 108 quy định Chính phủ quy định chi tiết về hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục (Liên kết giáo dục, đào tạo; Thành lập văn phòng đại diện; Thành lập phân hiệu; Thành lập cơ sở giáo dục… hợp tác, đầu tư của nước ngoài)

Điểm a khoản 2 Điều 112 quy định: Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam...

Đề xuất Phương án xử lý:

Đề nghị Chính phủ sớm ban hành quy định chi tiết nội dung các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng; tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển; việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển và việc tuyển dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp; quy định chi tiết về hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam...

3. Điều 103 Luật Giáo dục năm 2019 quy định chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục như sau: “1. Trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng; được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với người học quy định tại Điều 85 của Luật này. 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”. Tuy nhiên hiện nay Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết nội dung các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng, mới chỉ quy định chính sách ưu đãi với người học (tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục). Ngoài ra, khoản 4 Điều 87 quy định: Chính phủ quy định chi tiết tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển; việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển và việc tuyển dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp. Khoản 4 Điều 108 quy định Chính phủ quy định chi tiết về hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục (Liên kết giáo dục, đào tạo; Thành lập văn phòng đại diện; Thành lập phân hiệu; Thành lập cơ sở giáo dục… hợp tác, đầu tư của nước ngoài) Điểm a khoản 2 Điều 112 quy định: Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy địnhđiều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam...

Đề xuất Phương án xử lý:

Đề nghị Chính phủ sớm ban hành quy định chi tiết nội dung các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng; tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển; việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển và việc tuyển dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp; quy định chi tiết về hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam...

4. Theo khoản 5 Điều 99 quy định “…học sinh THCS được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định”

Tuy nhiên, theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo không có miễm học phí mà còn tăng không quá 7,5%/năm (tại điểm a khoản 3 Điều 9).

Đề xuất Phương án xử lý: Đề nghị rà soát bất cập để quy định cho phù hợp

5. Hoạt động dạy thêm, học thêm không thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư năm 2020. Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề về giáo dục (thực chất là tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường), từ đó đến nay việc dạy thêm học thêm được nhìn nhận thuộc ngành nghề kinh doanh không điều kiện. Nên Sở Giáo dục và Đào tạo không có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

Đề xuất Phương án xử lý: Đề nghị đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư năm 2020.

II. LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP NĂM 2014; LUẬT GIÁO DỤC NĂM 2019

1. Khoản 1 Điều 5 Luật giáo dục nghề nghiệp quy định cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: “a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; b) Trường trung cấp; c) Trường cao đẳng.".  Khoản 2 Điều 44 Luật Giáo dục quy định về cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm: “a) Trung tâm giáo dục thường xuyên; b) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;c) Trung tâm học tập cộng đồng;d) Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên.”.

- Bất cập, mâu thuẫn: Với quy định giữa 02 Luật như trên nên hiện nay đang có cách hiểu khác nhau, cụ thể:  Có cơ quan cho rằng Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên mặc dù có chức năng hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhưng không phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, vì theo Luật Giáo dục thì đây là cơ sở giáo dục thường xuyên;  Có cơ quan cho rằng Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên vừa là cơ sở giáo dục thường xuyên, vừa là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, vì trong thực tế cụm từ "giáo dục thường xuyên" có thể hiểu là tên riêng khác đi kèm sau cụm từ "Trung tâm giáo dục nghề nghiệp", cũng như sau cụm từ "Trường cao đẳng, trường Trung cấp" thì hiện nay cũng phải có cụm từ tên riêng khác đi kèm sau.

2. Đề xuất Phương án xử lý: Đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục nghề nghiệp; Luật Giáo dục đảm bảo thống nhất theo hướng “Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục nghề nghiệp”.

III. NGHỊ ĐỊNH SỐ 61/2006/NĐ-CP NGÀY 13/07/2006 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CÔNG TÁC Ở TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT, Ở VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh

- Khoản 1, Điều 1. Hưởng lương theo ngạch, bậc;  Khoản 2, Điều 5 quy định về Phụ cấp ưu đãi chưa có đối tượng là trường phổ thông dân tộc bán trú;  Khoản 3, Điều 9. Nhà giáo CBQLGD có hộ gia đình chuyển theo chỉ được hưởng cố định là: 6.500.000 đồng là không phù hợp theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ;  Khoản 2, Điều 8: Nghị định quy định: “Thời gian hưởng phụ cấp thu hút không qua 5 năm”.

2. Đề xuất Phương án xử lý

- Bổ sung hưởng lương theo bằng cấp quy định tại Khoản 1, Điều 1.

- Bổ sung đối tượng là trường phổ thông dân tộc bán trú quy định tại khoản 2 Điều 5.

- Hưởng 12 tháng lương cơ sở và hỗ trợ vận chuyển tàu xe tính theo km giá tàu xe… tại Khoản 3, Điều 9.

- Điều chỉnh “Thời gian hưởng phụ cấp thu hút trong thời gian công tác tại vùng đặc biệt khó khăn” tại Khoản 2, Điều 8.

IV. NGHỊ ĐỊNH SỐ 116/2016/NĐ-CP NGÀY 18/7/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở XÃ, THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

(1). Nội dung kiến nghị, phản ánh 1

- Điểm b, c Mục 1 Điều 2 quy định đối tượng áp dụng là học sinh gồm:

“b) Học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;

c) Học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này”.

Nội dung bất cập: theo quy định thì học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông không được hưởng chính sách hỗ trợ.

Quy định như trên không phù hợp, chưa tạo sự công bằng trong giáo dục vì học sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cũng là đối tượng học sinh trung học phổ thông.

- Quy định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ là học sinh học tại các trường học có địa điểm tại xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn, tuy nhiên với đặc thù tỉnh miền núi, vùng dân tộc địa hình chia cắt, dân cư thưa thớt, trường lớp cách xa, học sinh cư trú ở Khu vực III giáp danh với Khu vực I thì việc đi học tại Khu vực I thuận tiện hơn rất nhiều so với đến học tại Khu vực III.

- Quy định tại Khoản b, Khoản c, Điều 4 Nghị định số 116/2016/NĐ-CP về điều kiện học sinh được hưởng chính sách không phù hợp. Vì hiện nay quy định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ là học sinh học tại các trường học có địa điểm tại xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn), nhằm phù hợp hơn với các tỉnh miền núi, vùng dân tộc địa hình chia cắt, dân cư thưa thớt, trường lớp cách xa và quy định khu vực, thôn đặc biệt khó khăn như hiện nay, đồng thời tạo điều kiện, hỗ trợ, khuyến khích học sinh cư trú ở Khu vực III đi học tại Khu vực I nơi có điều kiện KT-XH phát triển để học sinh dân tộc thiểu số, miền núi được học tập, phát triển toàn diện hơn.

- Quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 5 về mức hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP quá thấp, không phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa phương. Trên thực tế các nhân viên này thường xuyên phải thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý, chăm sóc, thực hiện chế độ chính sách và các hoạt động giáo dục đặc thù khác trong các trường nội trú, bán trú.

2. Đề xuất Phương án xử lý

- Bổ sung Điểm b, c Điều 2, trong đó thêm đối tượng là học sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông, cụ thể:

b) Học sinh trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên là người dân tộc thiểu số theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;

c) Học sinh trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên là người dân tộc Kinh theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này”.

- Bổ sung đối tượng thụ hưởng chính sách theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn ĐBKK đi học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã Khu vực I.

- Bỏ quy định điều kiện địa điểm, khu vực trường học tại Khoản b, Khoản c, Điều 4.

- Điều chỉnh Điểm d, Khoản 2, Điều 5 như sau:

+ Hỗ trợ kinh phí nhân viên quản sinh, tối thiểu 01 nhân viên/1 trường phổ thông dân tộc bán trú với mức là 2,25 mức lương cơ sở/ 01 tháng/150 học sinh.

+ Hỗ trợ phụ cấp trách nhiệm 0,3 cho nhân viên đối với các trường chuyên biệt (nội trú, bán trú).

(2). Nội dung kiến nghị, phản ánh 2: Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 116/2020/NĐ-CP sau khi đã tốt nghiệp 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp mà không công tác trong ngành giáo dục thì phải bồi hoàn kinh phí nhà nước hỗ trợ. Tuy nhiên, công tác thu hồi chi phí rất khó khăn do chưa xác định được trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Nếu trường hợp cơ quan thu hồi là các cơ sở đào tạo sẽ không hợp lý do các cơ sở này không tiếp tục quản lý sau khi sinh viên đã tốt nghiệp. Nếu giao về địa phương nơi cư trú sẽ có bất cập vì các địa phương này không thẩm định và cấp kinh phí. Ngoài ra, các đối tượng chỉ ràng buộc bằng văn bản cam kết của người học và việc sinh viên không công tác trong ngành giáo dục có thể do nguyên nhân từ phía địa phương không bố trí được vị trí công tác. Chính vì vậy, địa phương gặp khó khăn trong thu hồi và gây ra thất thoát ngân sách.

V. NGHỊ ĐỊNH SỐ 46/2017/NĐ-CP NGÀY 21/4/2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh: Nghị định số 46/2017/NĐ-CP không quy định việc thành lập và cho phép hoạt động các cơ sở tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm, trong thực tế các cơ sở này hoạt động gây khó khăn cho các cơ quan chức năng khi kiểm tra.

2. Đề xuất Phương án xử lý: Bổ sung vào Nghị định quy định việc cho phép thành lập các cơ sở tổ chức dạy thêm học thêm.

VI. NGHỊ ĐỊNH SỐ 105/2020/NĐ-CP NGÀY 08/9/2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh

- Mục 1 Khoản 3 Điều 4 hỗ trợ nấu ăn cho trẻ mầm non tính trên số lượng trẻ em ăn bán trú.

- Đối tượng hưởng chính sách quy định tại Điều 7 (Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo); Điều 9 (Chính sách đối với giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số).

- Khoản 2 Điều 1 quy định đối tượng áp dụng có cả nhà trẻ, nhóm trẻ được hưởng hỗ trợ ăn trưa. Nhưng thực tế trẻ nhà trẻ lại không được hưởng chế độ ăn trưa. Mặt khác, vì chưa có chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ nhà trẻ nên việc huy động trẻ nhà trẻ ra lớp tại khu vực đặc biệt khó khăn còn thấp, khó huy động trẻ ra lớp như độ tuổi trẻ mẫu giáo.

- Khoản b Điều 9 quy định hỗ trợ cho giáo viên trực tiếp dạy tăng cưỡng Tiếng Việt cho trẻ tại các nhóm trẻ lớp mẫu giáo có trẻ dân tộc thiểu số.

2. Đề xuất Phương án xử lý

- Bổ sung hỗ trợ kinh phí nấu ăn cho trẻ ở tất cả các trường mầm có tổ chức ăn bán trú để hỗ trợ thêm lương cho nhân viên nấu ăn.

- Mở rộng đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ quy định tại Khoản 1, Điều 7 của Nghị định bao gồm cả Trẻ nhà trẻ để đảm bảo nâng tỷ lệ huy động và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ độ tuổi này.

- Điều chỉnh bổ sung đối tượng giáo viên được hưởng chính sách tại Khoản 1 Điều 9 là: “Giáo viên mầm non dạy tại cơ sở giáo dục mầm non công lập ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”, bỏ cụm từ “điểm lẻ”. Lý do: tại địa bàn miền núi khoảng cách và đường giao thông đi lại đến trường chính và các điểm lẻ là khó khăn như nhau.

VII. NGHỊ ĐỊNH SỐ 110/2020/NĐ-CP NGÀY 15/9/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN, HỌC VIÊN ĐOẠT GIẢI TRONG CÁC KỲ THI QUỐC GIA, QUỐC TẾ

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh: Đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục, mức tiền thưởng và nguồn kinh phí khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải khuyến khích các kỳ thi cấp quốc gia và học sinh đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi cấp tỉnh (gồm: thi chọn học sinh giỏi các môn học, thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thi kỹ năng nghề) chưa được hướng dẫn cụ thể.

2. Đề xuất Phương án xử lý: Đề nghị bổ sung thẩm quyền giao “Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục, mức tiền thưởng và nguồn kinh phí khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải khuyến khích các kỳ thi cấp quốc gia và học sinh đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi cấp tỉnh (gồm: thi chọn học sinh giỏi các môn học, thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thi kỹ năng nghề)”.

VIII. NGHỊ ĐỊNH 120/2020/NĐ-CP NGÀY 07/10/2020 QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh: Quy định tại Khoản 1, Điều 6 về khung số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên không quá 02 cấp phó. - Quy định tại Điều 8, Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 quy định Trường THPT có từ 28 lớp trở lên…được bố trí 03 phó hiệu trưởng.

2. Đề xuất Phương án xử lý: Đề nghị Bộ GDĐT đề nghị Chính phủ không thực hiện Nghị định 120/2020 với các nhà trường; - Nếu thực hiện, đề nghị Bộ GDĐT hướng dẫn quy trình và có lộ trình riêng cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc ngành (Bộ và Sở).

IX. NGHỊ ĐỊNH SỐ 77/2021/NĐ-CP NGÀY 01/08/2021 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN NHÀ GIÁO

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh: Nghị định chỉ đề cập đến cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy và quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên lãnh đạo, công chức quản lý giáo dục (Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo) cũng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nhưng không được hưởng thâm niên nhà giáo.

2. Đề xuất Phương án xử lý: Bổ sung chính sách thâm niên nhà giáo đối với cán bộ, công chức tại cơ quan quản lý thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. Xem xét bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên biệt phái, tăng cường.

X. NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2021/NĐ-CP NGÀY 27/8/2021 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ THU, QUẢN LÝ HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VÀ CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP; GIÁ DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh

Việc xác định đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 17 Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ

Tại điểm b khoản 2 Điều 62 Luật Giáo dục nghề nghiệp và khoản 17Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quyđịnh“Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp” thuộcđối tượng được miễn học phí.

Trong quá trình thực hiện, có vướng mắc về việc xác định đối tượng, cụ thểnhư sau: Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được xét tuyển vào học tại Trung tâmgiáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, sau đó đăng ký nhu cầu học trình

độ trung cấp. Căn cứ nhu cầu của học sinh, các trường cao đẳng, trung cấp liên kếtvới Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên tổ chức tuyển sinh,đào tạo các nghề trình độ trung cấp tại Trung tâm theo quy định.

Điều 15-Đối tượng được miễn học phí chưa quy định đối tượng miễn học phí là trẻ nhà trẻ. Thực tiễn trường mầm non có cả độ tuổi trẻ nhà trẻ và mẫu giáo, tuy nhiên đối tượng miễn giảm học phí theo Nghị định chỉ có trẻ mẫu giáo.

Theo Khoản 17, Điều 15 quy định đối tượng được miễn học phí: “Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp” Khó khăn trong việc xác định đúng đối tượng được miễn giảm học phí.

Một số trường Trung cấp liên kết đào tạo với trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh và đang đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS đăng ký học nghề trình độ trung cấp của Trung tâm GDNN-GDTX, đối tượng này đang học song song học nghề và học văn hóa nên gây khó khăn trong việc xác định đối tượng miễn giảm học phí theo quy định.

Điểm b khoản 1 Điều 19:- Khó xác định địa chỉ thường trú nếu đối tượng có sự thay đổi mà chưa thông báo cho chính quyền địa phương biết.  Điều 38 Luật Cư trú năm 2020 (Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú không còn giá trị sử dụng kể từ ngày 31/12/2022).

2. Đề xuất Phương án xử lý

Sửa đổi, bổ sung khoản 17 Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ theo hướng người tốt nghiệp trung học cơ sở (không giới hạn thời gian sau bao lâu kể từ khi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, chưa tốt nghiệp khóa học nào khác) học tiếp lên trình độ trung cấp gồm cả đối tượngvừa học trung cấp vừa học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc vừa học trung cấp vừa học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông.

Bổ sung đối tượng miễn giảm là trẻ nhà trẻ; miễm học phí cho tất cả trẻ mẫu giáo. Đề xuất sửa đổi, bổ sung Giấy xác nhận thông tin về cư trú

XI. NGHỊ ĐỊNH SỐ 104/2022/NĐ-CP NGÀY 21/12/2022 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NỘP, XUẤT TRÌNH SỔ HỘ KHẨU, SỔ TẠM TRÚ GIẤY KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh: Trong quá trình thực hiện, các đơn vị, cơ sở giáo dục đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến xuất trình sổ hộ khẩu: xét, duyệt chính sách hỗ trợ; xét tuyển sinh vào các lớp đầu cấp; miễn giảm học phí. Cụ thể:

- Các thủ tục hành chính liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu còn hiệu lực được Bộ GDĐT ban hành chưa quy định thời hạn giải quyết nên không đủ điều kiện đưa ra thực hiện tại Bộ phận một cửa tại Trung Tâm phục vụ hành chính công do thủ tục hành chính không có quy định thời hạn giải quyết sẽ không hẹn được ngày trả kết quả và không xây dựng được quy trình nội bộ giải quyết. Vì vậy, cán bộ phụ trách một cửa không thể sử dụng 01 tài khoản được cấp trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư để thực hiện khai thác thông tin cư trú của công dân khi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính đối với các thủ tục hành chính nêu trên.

- Quy trình thu hồ sơ thực hiện tại cơ sở giáo dục nên các nhà trường cần có Giấy xác nhận cư trú (mẫu Ct07) làm căn cứ pháp lý để xác nhận các tiêu chí đáp ứng tiếp nhận hồ sơ (khu vực – đối tượng tuyển sinh, vùng khó khăn….) làm cho chi phí tuân thủ, thực hiện thủ tục hành chính tăng lên gây khó khăn, phiền hà cho công dân. Ví dụ:

+ Thủ tục Xét tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú có điều kiện cần là phải xác nhận cư trú tại vùng tuyển sinh trong thời hạn 36 tháng.

+ Thủ tục: Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông có điều kiện cần là phải xác nhận cư trú tại vùng được ưu tiên trong thời hạn 18 tháng.

+ Việc thực hiện tuyển sinh đối với trẻ mầu giáo (từ 24 tháng đến 36 tháng) bắt buộc phải xuất trình Giấy xác nhận cư trú (mẫu Ct07).

2. Đề xuất Phương án xử lý: Tiếp tục xem xét điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, giảm thủ tục qua nhiều tầng nấc trung gian.

XII. THÔNG TƯ SỐ 08/TT NGÀY 21/3/1988 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC KHEN THƯỞNG VÀ THI HÀNH KỈ LUẬT HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh: Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỉ luật học sinh các trường phổ thông được ban hành đã quá lâu, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về khen thưởng kỷ luật học sinh để thay thế.

Trong khi đó Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/6/2020 của Bộ GDĐT ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đã có quy định khác về hình thức kỷ luật học sinh.

2. Đề xuất Phương án xử lý: Ban hành văn bản điều chỉnh hoặc thay thế Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 để thống nhất với Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT.

XIII. THÔNG TƯ SỐ 55/2011/TT-BGDĐT NGÀY 22/11/2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ ĐIỀU LỆ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh: Vướng mắc trong quá trình thực hiện Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT về  kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh đối với cơ sở giáo dục.

2. Đề xuất Phương án xử lý: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT cho phù hợp với thực tiễn.

XIV. THÔNG TƯ SỐ 17/2012/TT-BGDĐT NGÀY 16/5/2012 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh

Luật Đầu tư đã loại bỏ việc tổ chức dạy thêm, học thêm khỏi danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, một loạt quy định quan trọng trong quản lý dạy thêm, học thêm đã hết hiệu lực thi hành như: tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; yêu cầu đối với người dạy thêm; yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm; thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; hồ sơ cấp giấy phép; trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép Đề nghị Bộ GDĐT có văn bản quy định, hướng dẫn về hoạt động dạy thêm học thêm ngoài nhà trường để có căn cứ quản lý hoạt động này tại địa phương 21 tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm. Việc này dẫn đến tình trạng dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường chưa có sự quản lý của các cấp, các ngành.

- Một số nội dung không phù hợp với thực tiễn nhất là việc quản lý dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.

- Chưa quy định rõ đối tượng được phép tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường nên rất khó khăn trong công tác quản lý và xác định trách nhiệm pháp lý với trường hợp có hành vi vi phạm.

Thông tư quy định về điều kiện dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên Luật Đầu tư năm 2020 chưa quy định lĩnh vực dạy thêm, học thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thực tế hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường rất phổ biến, được người dân quan tâm, tuy nhiên không có các chế tài quản lý hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường, khó khăn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục.

Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố hết hiệu lực các điều: 6,8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm đã bãi bỏ các Điều khoản quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường. Tuy nhiên, nhu cầu cho con em học thêm ngoài nhà trường của phụ huynh học sinh rất lớn. Do đó, tổ chức, cá nhân muốn thành lập Trung tâm dạy thêm, học thêm bên ngoài nhà trường lại không có thủ tục quy định, cũng như gây khó khăn trong công tác quản lý dạy thêm, học thêm của cơ quan có thẩm quyền.

2. Đề xuất Phương án xử lý: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT cho phù hợp với thực tiễn.

XV. THÔNG TƯ SỐ 36/2017/TT-BGDĐT NGÀY 28/12/2017 BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN CÔNG KHAI ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh: Thời điểm công khai nhiều nội dung phải thực hiện theo quy định của Thông tư số 61/2017/TT- BTC ngày 15/6/2017 của, Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán Xem xét điều chỉnh về thời điểm công khai được quy định tại Điều 8 đối với nội dung “Công khai thu chi tài chính “ tại khoản 3 Điều 4, khoản 3 Điều 5, khoản 3 22 ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngay 28/9/2018), Thông tư số 19/2005/TT-BTC ngày 11/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân, Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ GDĐT quy định về tài trợ cho các CSGD thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. - Tại điểm c) khoản 3 Điều 4 có ghi nội dung phải công khai “mức thu nhập hằng tháng của giáo viên và cán bộ quản lý (mức cao nhất, bình quân và thấp nhất), nhưng trong điểm a), điểm b) khoản 1 Điều 8 lại quy định thời điểm công khai “vào/trong tháng 6 hằng năm”. Tại điểm d) khoản 3 Điều 4 có ghi nội dung phải công khai “Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hằng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách xã hội”, ), nhưng trong điểm a), điểm b) khoản 1 Điều 8 lại quy định thời điểm công khai “vào/trong tháng 6 hằng năm”.

2. Đề xuất Phương án xử lý: Xem xét điều chỉnh về thời điểm công khai được quy định tại Điều 8 đối với nội dung “Công khai thu chi tài chính “ tại khoản 3 Điều 4, khoản 3 Điều 5, khoản 3 22 ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngay 28/9/2018), Thông tư số 19/2005/TT-BTC ngày 11/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân, Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ GDĐT quy định về tài trợ cho các CSGD thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. - Tại điểm c) khoản 3 Điều 4 có ghi nội dung phải công khai “mức thu nhập hằng tháng của giáo viên và cán bộ quản lý (mức cao nhất, bình quân và thấp nhất), nhưng trong điểm a), điểm b) khoản 1 Điều 8 lại quy định thời điểm công khai “vào/trong tháng 6 hằng năm”. Tại điểm d) khoản 3 Điều 4 có ghi nội dung phải công khai “Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hằng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách xã hội”, ), nhưng trong điểm a), điểm b) khoản 1 Điều 8 lại quy định thời điểm công khai “vào/trong tháng 6 hằng năm”. Điều 6 và khoản 3 Điều 7 cho phù hợp thực tiễn và phù hợp, liên thông với các quy định hiện hành về công khai tài chính, tài sản của Bộ Tài chính, Bộ GDĐT để thuận lợi cho các cơ sở giáo dục trong quá trình tổ chức thực hiện.

XVI. THÔNG TƯ SỐ 16/2018/TT-BGDĐT NGÀY 03/8/2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUY ĐỊNH VỀ TÀI TRỢ CHO CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

Vướng mắc trong phân định khái niệm tài trợ và vận động tài trợ. Đề nghị sửa đổi bổ sung, có quy định cụ thể hơn về việc tài trợ và vận động tài trợ .

XVII. THÔNG TƯ SỐ 17/2018/TT-BGDĐT NGÀY 22/8/2018 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA ĐỐI VỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh

“5. Tiêu chí 1.5: Khối lớp và tổ chức lớp học

Mức 1: a) Có đủ các khối lớp cấp tiểu học; b)Học sinh được tổ chức theo lớp học; lớp học được tổ chức theo quy định; c) Lớp học hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ.

Mức 2: a) Trường có không quá 30 (ba mươi) lớp; b) Sĩ số học sinh trong lớp theo quy định; c) Tổ chức lớp học linh hoạt và phù hợp với các hình thức hoạt động giáo dục. Bất cập do nhiều trường Tiểu học do sáp nhập hoặc số học sinh tăng dẫn đến số lớp quá quy định.”

2. Đề xuất Phương án xử lý: Bỏ điểm b Mức 2 chuyển thành Mức 3.

XVIII. THÔNG TƯ SỐ 19/2018/TT-BGDĐT NGÀY 22/8/2018 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA ĐỐI VỚI TRƯỜNG MẦM NON

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh

Điều 9. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học - Ý a Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống thoát nước + Mức độ 1: quy định “... Phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật” Điểm a Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT không quy định rõ về phòng vệ sinh cho trẻ khuyết tật.

Tiêu chí 5.1 (mức 3): Nhà trường phát triển chương trình giáo dục mầm non do Bộ GDĐT ban hành trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương. Thực tế Bộ GDĐT chưa có văn bản hoặc tài liệu giới thiệu về Chương trình giáo dục mầm non của các nước trong khu vực và thế - Đề nghị nghiên cứu Bổ sung, điều chỉnh 23 giới cho các cơ sở tham khảo và áp dụng.

Khoản 3 Điều 5 thông tư này quy định: “Trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, sau ít nhất 02 năm kể từ ngày được công nhận, đăng ký đánh giá ngoài và đề nghị công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2”.

Quy định này chưa phù hợp vì có những địa phương sau khi đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đã tập trung đầu tư để đạt chuẩn quốc gia

2. Đề xuất Phương án xử lý: Cần thống nhất giữa Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT,ngày 22/8/2020 và Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020; Đề nghị quy định giảm 02 năm xuống 01 năm.

XIX. THÔNG TƯ SỐ 13/2020/TT-BGDĐT NGÀY 26/5/2020 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GD&ĐT BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CƠ SỞ VẬT CHẤT CÁC TRƯỜNG MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh

Điểm a, Khoản 2 Điều 5 quy định trường mầm non có quy mô tối thiểu 09 nhóm, lớp và tối đa 20 nhóm, lớp chưa phù hợp vì: - Một số cơ sở GDMN ở các xã nhỏ, quy mô dân số ít nhưng không nằm trong danh mục xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ vẫn không đủ học sinh để bố trí đủ 9 nhóm, lớp nên không đủ điều kiện công nhận trường chuẩn quốc gia. Dẫn đến khó khăn trong XD nông thôn mới. - Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục không giới hạn số nhóm, lớp tối đa trong cơ sở GDMN. Quy định này là chưa phù hợp với tình hình hiện nay khi các đơn vịthực hiện chủ trương của Bộ Chính trị NQ 18, 19 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã. Sau sáp nhập, giảm đầu mối, nhiều cơ sở GDMN vượt có trên 20 nhóm, lớp nên khi thực hiện đánh giá ngoài những trường này sẽ không đạt kiểm định chất lượng giáo dục cũng như không đạt trường chuẩn quốc gia, ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Khoản 3 Điều 5 quy định diện tích xây dựng trường, điểm trường tối thiểu 10 m2 cho một trẻ em với trường mầm non tại các đô thị miền núi, khu vực trung tâm các đô thị có quỹ đất hạn chế là không khả thi. Chưa quy định mức tương ứng về tiêu chuẩn cơ sở vật chất giữa Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT và Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT về kiểm định chất lượng giáo dục và trường chuẩn quốc gia.

Điều 8: Tiêu chuẩn CSVC mức độ 2 1. Khối phòng nuôi dưỡng CSGD trẻ em a) Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được bổ sung phân khu chức năng Phòng giáo viên bố trí liền kề với khu sinh hoạt chung và ngủ của trẻ em. - Bất cập: Phòng giáo viên không thể tách rời do GV mầm non phải thực hiện nhiệm vụ CSGD trẻ cả ngày. + Mặt khác: Tại Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT không có tiêu chí yêu cầu có phòng giáo viên. Yêu cầu đối với trường có quy mô 14 nhóm/lớp trở lên có tối thiểu 02 phòng GD nghệ thuật và 02 phòng GD thể chất - Yêu cầu này cao quá.

Điều 6: Tiêu chuẩn CSVC tối thiểu - Khối phụ trợ: Nhà kho (quy định 40m2 đảm bảo có 01 phòng để dụng cụ chung và học phẩm nhà trường). + Bất cập: Tại Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT không có tiêu chí yêu cầu có nhà kho. Tại các nhóm lớp đã có nhà kho 6 m2. Quy định về quy mô trường học: Vấn đề bất cập, khó khăn được nhận định: Trường mầm non có quy mô tối thiểu 09 nhóm, lớp và tối đa 20 nhóm, lớp. Đối với trường tại các xã thuộc vùng khó khăn có quy mô tối thiểu 05 nhóm, lớp; Trường tiểu học có quy mô tối thiểu 10 lớp và tối đa 30 lớp. Đối với trường tại các xã thuộc vùng khó khăn có quy mô tối thiểu 05 lớp; Trường trung học cơ sở có quy mô tối thiểu 08 lớp và tối đa 45 lớp; Trường trung học phổ thông có quy mô tối thiểu 15 lớp và tối đa 45 lớp. Thực tế, khi triển khai thực hiện sắp xếp các trường học (trường có quy mô nhỏ, trường cùng cấp trên cùng địa bàn 1 đơn vị hành chính cấp xã, trường liên cấp) để tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương: một số trường sau sắp xếp có số lớp vượt quy định tại Thông tư; do vậy việc sắp xếp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

2. Đề xuất Phương án xử lý: Nghiên cứu điều chỉnh quy định theo hướng không không khống chế số nhóm, lớp tối đa trong một trường nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu về cơ sở vật chất khác (VD: đảm bảo các định mức về diện tích, số phòng chức năng, sân chơi và các công trình phụ trợ khác). Đề nghị nghiên cứu sửa đổi, những trường ở trung tâm các khu đô thị nếu không có khả năng mở rộng diện tích hoặc thay đổi địa điểm xây dựng thì có thể tăng diện tích sàn sử dụng bằng cách xây cao tầng để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về cơ sở vật chất.

Đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định chuyển đổi tương ứng giữa các thông tư trên. Ví dụ nếu đạt tiêu chuẩn vật chất tối thiểu của Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT thì đạt Mức 1 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT; đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 của Thông tư 13/2020/TT- BGDĐT thì đạt mức 9 2 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT; đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 của Thông tư 13/2020/TTBGDĐT thì đạt Mức 3 của Thông tư 19/2018/TTBGDĐT; Bổ sung quy định tương ứng với Mức 4 tại Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT. Đề nghị xem xét lại 2 thông tư cho thống nhất về yêu cầu.

XX. CHÙM THÔNG TƯ 01,02,03,04/2021/TT- BGDĐT

1. Nội dung kiến nghị, phản ánh

- Khó khăn trong việc tìm minh chứng cho các tiêu chuẩn theo định tính (VD: tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, về nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, yêu cầu của ngành, của địa phương về giáo dục...) - Khó khăn về tên ngành đào tạo ghi trên văn bằng chứng chỉ (VD: Cử nhân giáo dục mầm non; cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục; sư phạm mầm non; giáo dục mầm non; giáo dục mầm non - giáo dục đặc biệt; giáo dục mầm non - giáo dục tiểu học; cử nhân quản lý giáo dục). Khó khăn về xác định chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, chứng nhận nghiệp vụ sư phạm, bậc 1, bậc 2, trung cấp sư phạm, CĐSP khi giáo viên đi học Cử nhân vẫn yêu cầu có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Giáo viên tiểu học hạng IV cũ (mã V.07.03.09) được điều động giảng dạy tại Trường THCS thì việc thay đổi chức danh nghề nghiêp (CDNN) phù hợp với vị trí việc làm mới được thực hiện theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ. Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Tuy nhiên, tại khoản 4, Điều 30, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định: Khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp không kết hợp nâng bậc lương.

Hiện nay còn tồn tại một số giáo viên giữ CDNN mã: 15.113, 15c.207 đối với giáo viên THPT; mã 15.112, 15a.201, 15a.202 đối với giáo viên THCS; mã 15a.203, 15a.204, 15.114 đối với giáo viên Tiểu học; mã 15a.205, 15a.206, 15.115 đối với giáo viên mầm non thì việc thay đổi CDNN được thực hiện theo quy định tại các Thông tư liên tịchsố 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy  định mã số, tiêu chuẩn CDNN giáo viên mầm non; Thông tư liên tịch  số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn CDNN giáo viên tiểu học công lập; Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy  định mã số, tiêu chuẩn CDNN giáo viên THCS công lập; Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015quy định mã số, tiêu chuẩn CDNN giáo viên Trung học phổ thông công lập hay các Thông tư số 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT.

Yêu cầu thực tiễn hiện nay, giáo viên hiện đang công tác tại vị trí việc làm nào phải đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn của vị trí việc làm đó và được bổ nhiệm CDNN tương ứng với vị trí việc làm đang đảm nhiệm. Nếu không đủ điều kiện bổ nhiệm CDNN tương ứng vị trí việc làm đang đảm nhiệm thì phải bố trí công tác khác phù hợp, không được để giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp khác với vị trí đang đảm nhiệm (ví dụ: Giáo viên dạy THCS nhưng lại bổ nhiệm CDNN giáo viên tiểu học và ngược lại, Giáo viên dạy THPT nhưng lại bổnhiệm CDNN giáo viên THCS và ngược lại.

2. Đề xuất Phương án xử lý: Đề nghị sửa đổi để tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện: việc tìm minh chứng cho các tiêu chuẩn theo định tính, ghi tên ngành đào tạo trên văn bằng chứng chỉ và việc xác định chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, chứng nhận nghiệp vụ sư phạm, bậc 1, bậc 2, trung cấp sư phạm, CĐSP khi giáo viên đi học Cử nhân vẫn yêu cầu có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Đề nghị sửa đổi các nội dung chưa phù hợp của các Thông tư số 01,02,03,04: Đối với những trường hợp giáo viên được bổ nhiệm vào hạng CDNN cao hơn hạng CDNN lúc mới được tuyển dụng mà không qua không thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng do cấp có thẩm quyền tổ chức thì phải thực hiện bổ nhiệm lại vào đúng hạng tương ứng với hạng đã được tuyển dụng hoặc hạng đã được bổ nhiệm trước đó; có điều khoản chuyển tiếp quy định về CDNN mã cũ: 15.113, 15c.207 đối với giáo viên THPT; mã 15.112, 15a.201, 15a.202 đối với giáo viên THCS; mã 15a.203, 15a.204, 15.114 đối với giáo viên Tiểu học; mã 15a.205, 15a.206, 15.115 đối với giáo viên mầm non./.

BBT.LHA

--------------------------------

[1] Báo cáo số 587/BC-CP của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; Báo cáo số 334/BC-TCT ngày 19/10/2023 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06;...

 

[2] Nội dung này đồng thời được tổng hợp tại Phụ lục của Bộ LĐTB&XH.

Trung bình (0 Bình chọn)

Chúng tôi trên Google Map! Chúng tôi trên Google Map!

Tin mới nhất Tin mới nhất

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 17,482
Tổng số trong ngày: 21,037
Tổng số trong tuần: 21,036
Tổng số trong tháng: 230,016
Tổng số trong năm: 3,180,791
Tổng số truy cập: 16,325,923