Từ hôm nay không cần phải xuất trình thẻ Căn cước công dân nếu sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2022, theo đó Khoản 5 Điều 13 quy định “Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân (CCCD) trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ CCCD; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó”.

Không phải xuất trình nhiều loại giấy tờ nếu đã tích hợp vào tài khoản định danh điện tử mức độ 2

Cũng theo Khoản 5 Điều 13, ngoài việc không cần phải xuất trình thẻ CCCD thì chủ thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 còn có thể không cần phải xuất trình các loại hồ sơ, giấy tờ (như bằng lái xe, thẻ bảo hiểm xã hội,...) nếu đã tích hợp các giấy tờ đó.

Nội dung này cũng được khẳng định tại Khoản 8 Điều 13, cụ thể chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định còn có tài khoản định danh điện tử mức độ 1, với việc sử dụng tài khoản này, chủ thể sử dụng có thể chứng minh các thông tin cá nhân của mình trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, cụ thể đối với công dân Việt Nam đó là các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 7; đối với công dân nước ngoài đó là các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 8.

Việc phân loại mức độ tài khoản định danh điện tử như trên được quy định chi tiết tại Điều 12.

Ảnh minh họa.

Ai được cấp định danh điện tử?

Nội dung này được quy định chi tiết tại Điều 11 của Nghị định 59. Trước tiên đó là Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ; thứ hai, đó là người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam, trường hợp chưa đủ 14 tuổi hoặc người được giám hộ thì được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ; cuối cùng đó chính là cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Thông tin và giao dịch liên quan chủ thể định danh điện tử được lưu trữ ở đâu? Như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 59 thì thông tin về tài khoản định danh điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực hiện tử.

Khoản 2 của điều này quy định thông tin lịch sử về sử dụng tài khoản định danh điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn 05 năm kể từ thời điểm sử dụng tài khoản.

Chủ thể danh tính điện tử có trách nhiệm như thế nào?

Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử trên môi trường mạng có thể tiềm ẩn một số rủi ro về an toàn thông tin, bên cạnh các giải pháp về mặt công nghệ, các chủ thể danh tính điện tử cần:

Thứ nhất, bảo vệ thông tin danh tính điện tử;

Thứ hai, bảo đảm an toàn yếu tố xác thực;

Thứ ba, thông báo ngay cho tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử khi mất kiểm soát phương tiện xác thực hoặc phát hiện có người sử dụng trái phép danh tính điện tử của mình hoặc lý do khác có thể gây mất an toàn sử dụng dịch vụ.

Các khái niệm liên quan

Theo Nghị định, “Định danh điện tử” là hoạt động đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với chủ thể danh tính điện tử, trong đó “Danh tính điện tử” là thông tin của một cá nhân hoặc một tổ chức trong hệ thống định danh và xác thực điện tử cho phép xác định duy nhất cá nhân hoặc tổ chức đó trên môi trường điện tử; “Tài khoản định danh điện tử” là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan định danh và xác thực điện tử; “Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử” là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an.

Như vậy, cùng với việc tuân thủ quy định của Luật Cư trú, ngày 26/9/2022 Sở GDĐT Bắc Giang đã có văn bản số 1479/SGDĐT-VP về việc triển khai Luật Cư trú năm 2020 (xem chi tiết tại đây), thì ngoài việc hạn chế phải sử dụng, mang theo các giấy tờ cá nhân trong các giao dịch hành chính, thì việc sử dụng ứng dụng VNeID đem lại cho mỗi chúng ta nhiều tiện ích, khả năng linh hoạt và thực sự là chủ thể số trong môi trường xã hội số.

Xem chi tiết Nghị định 59 tại đây./.

NL

Trung bình (0 Bình chọn)

Chúng tôi trên Google Map! Chúng tôi trên Google Map!

Tin mới nhất Tin mới nhất

VĂN PHÒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG Đ/c Lưu Hải An Chánh Văn phòng ...

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 10,393
Tổng số trong ngày: 61,430
Tổng số trong tuần: 256,377
Tổng số trong tháng: 167,231
Tổng số trong năm: 3,118,006
Tổng số truy cập: 16,263,138